ClockThứ Bảy, 29/04/2023 18:56

Phú Vang phải định hướng là một trung tâm kinh tế biển mạnh của Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Đó là ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại tọa đàm chia sẻ định hướng phát triển kinh tế biển đầm phá do UBND huyện Phú Vang tổ chức, diễn ra tại xã Vinh Thanh chiều 29/4. Đây là một trong những hoạt động chính nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội Phú Vang “Hương sắc đầm phá, biển khơi” năm 2023.

Giải ngân vốn đầu tư công: Mục tiêu và kỳ vọngKhông chủ quan với bảo vệ rừng dịp lễTháng 4, CPI của cả nước giảm 0,34%Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh sốNhiều hoạt động hưởng ứng mùa du lịch biển Quảng Điền

Theo ông Trần Gia Công, TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang: Với hơn 25km đường bờ biển, cùng với hệ thống đầm phá rộng lớn rất nhiều tiềm năng, kinh tế biển và đầm phá được xác định là 1 trong 4 nghị quyết chuyên đề của Phú Vang với trọng tâm là phát triển hạ tầng dịch vụ, du lịch biển và đô thị biển, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trên nền tảng đó, huyện Phú Vang đã tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn lực đầu tư bên ngoài. Tiếp tục giữ vững cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng- Nông nghiệp nhằm đưa Phú Vang ngày càng phát triển mạnh mẽ và khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn về kinh tế biển- đầm phá.

Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy đã chú trọng lãnh, chỉ đạo phát triển thế mạnh của huyện về dịch vụ, du lịch biển và đầm phá; tập trung đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng các bãi biển Phú Thuận, Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An. Bằng nguồn ngân sách của huyện, Phú Vang đã đầu tư giai đoạn 1 với hơn 35 tỷ đồng.

Nhiều hoạt động du lịch, văn hóa được tổ chức, tạo điểm nhấn kích cầu, phục hồi phát triển du lịch. Năm 2022, ngành dịch vụ tăng trưởng 22, 41 %, với tổng giá trị sản xuất 1.702 tỷ đồng. Con số này đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng của du lịch biển Phú Vang, một trong những địa phương có bờ biển dài và đẹp nhất nhì tỉnh Thừa Thiên Huế.

leftcenterrightdel
Nhiều hoạt động trong các lễ hội thu hút du khách (trên bãi biển Phú Diên) 

Để đẩy mạnh khai thác du lịch biển, huyện Phú Vang đã tăng cường công tác kêu gọi đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch biển. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nhờ đó, nhiều dự án lớn được triển khai và đầu tư trên địa bàn huyện, nổi bật là dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp xã Vinh Thanh, Vinh Xuân của Công ty Cổ phần tập đoàn BRG có diện tích 109,76 ha. Dự án Hue Amusemen & Beach Park khu dịch vụ biệt thự cao cấp diện tích 49,5ha. Sau khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và du lịch, vui chơi giải trí, làm tăng tính hấp dẫn cho môi trường du lịch của Phú Vang.

leftcenterrightdel
Du khách chọn hải sản tươi sống trên bãi biển Vinh Thanh 

Bên cạnh đó, du lịch đầm phá cũng đã bắt đầu có sự phát triển đáng kể. Đầu tư vào khai thác dịch vụ đầm phá đã có những khởi sắc rõ nét. Nổi bật là các khu dịch vụ ẩm thực ở đầm Chuồn, thuộc xã Phú An. Với lợi thế nằm ngay trên hệ đầm phá rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Dịch vụ ẩm thực ở khu vực này luôn thu hút đông dảo du khách thập phương. Sự đa dạng, phong phú các loài thủy hải sản tươi ngon, cùng các món đặc sản độc đáo, đầm Chuồn đang ngày càng trở nên thu hút khách. Dịch vụ du lịch biển và du lịch sinh thái trên đầm phá phát triển cả về quy mô và hình thức, đã thu hút khách ngày càng nhiều, góp phần tăng doanh thu ngành du lịch trên 30%.

Phú Vang đang phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm 16,13%; đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 42,47% đóng vai trò chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các hoạt động dịch vụ được mở rộng với nhiều hình thức phong phú, như: dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lễ hội; sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng

Cùng với dịch vụ du lịch biển, đầm phá, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Phú Vang. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về một số chính sách phát triển kinh tế biển, huyện đã khuyến khích bà con ngư dân vay vốn đóng mới 51 tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên, cải hoán nâng công suất 111 chiếc, thay máy có công suất lớn ít tiêu hao nhiên liệu giảm chi phí, tăng công suất vươn khơi đánh bắt xa bờ, hạn chế đánh bắt gần bờ, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, ổn định cuộc sống cho ngư dân vùng biển. Hiện nay, tổng số tàu thuyền khai thác biển trên địa bàn 801 chiếc, trong đó tàu xa bờ chiều dài từ 15m trở lên 127 chiếc. Sản lượng đánh bắt hằng năm đạt 18.000 tấn

Nhiều tham luận, ý kiến chia sẻ được đưa ra tại buổi tọa đàm góp phần định hướng để kinh tế biển, đầm phá Phú Vang chuyển mình, phát triển vững chắc hơn nữa. Đưa ra ý kiến chia sẻ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Phú Vang phải định hướng là một trung tâm kinh tế biển mạnh của Thừa Thiên Huế; xác định kinh tế biển, đầm phá là mũi nhọn, then chốt. Trong đó, cần có không gian ưu tiên cho du lịch, dịch vụ. Đồng thời, không gian giành cho nuôi trồng thủy hải sản, phải có phát triển đột biến. Phải xây dựng được sự kết nối, liên thông (đặc biệt kết nối giao thông) giữa các vùng trọng điểm của Phú Vang và với các vùng miền, các khu vực phát triển của tỉnh. Trong đó ưu tiên cho TP.Huế và thị xã Hương Thủy.

“Hệ thống làng nghề và không gian di sản trên địa bàn cũng phải phát triển đậm nét. Chiến lược phát triển nguồn lực và con người là vấn đề xuyên suốt, để đáp ứng khi phát triển vùng du lịch ven biển, các khu đô thị mới, các vùng sản xuất…”- Ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh. 

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”

TIN MỚI

Return to top