ClockThứ Sáu, 23/12/2022 06:35

Phục hồi rừng bản địa trên cát

Người dân đội mưa trồng rừng bản địaPhục hồi rừng tự nhiên trên cát sẽ tăng tính đa dạng sinh họcPhục hồi rừng bản địa

Người dân Phong Chương háo hức trồng rừng theo hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ dự án

Gần một tháng qua, người dân xã Phong Chương, huyện Phong Điền đồng loạt ra quân trồng rừng bản địa phục hồi môi trường. Đây là hoạt động nằm trong dự án (DA) "Phục hồi rừng bản địa trên cát kết hợp phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu", do tổ chức Đoàn kết Quốc tế - SODI (CHLB Đức) tài trợ thông qua Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị tỉnh (HUEFO) và Viện Tài nguyên và Môi trường (IREN) Đại học Huế.

Bắt đầu ngày 3/12, tại thôn Nhất Phong (Phong Chương) - nơi được chọn tổ chức lễ phát động trồng cây rừng dù với tiết trời mưa gió nhưng không khí ở đây rộn ràng không khác một lễ hội. Sau lễ phát động, với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn thuộc DA, người dân địa phương đã vận chuyển giống, đào hố, trồng hơn 11.000 cây, như săng mã, gõ, trâm nổ, sở... trên diện tích gần 10ha ở các đồng cát ở địa phương; trong đó có 5ha trồng cây tràm gió tại vườn của các hộ gia đình.

Không khí trồng rừng ở thôn Nhất Phong lan tỏa đến các thôn khác trong xã, đặc biệt khi chúng tôi tiếp tục tham gia cùng thôn Lương Mai vào ngày 8/12 mới thấy niềm vui khó tả trên khuôn mặt của bà con nơi đây. Dịp này, không chỉ người dân mà cán bộ ban, ngành liên quan ở địa phương tham gia rộn ràng tiếng cười, nói khấy động không gian tại các làng cát vốn tĩnh mịch lâu lâu mới thấy bóng người. Hơn 5ha diện tích vùng cát ở thôn Lương Mai chỉ trong thời gian ngắn đã "phủ lên" hơn 5 nghìn cây giống: trâm, săng mã và cây tràm gió nhằm tạo cơ hội không chỉ phục hồi môi trường sinh thái mà hứa hẹn phát triển vùng nguyên liệu, dược liệu trong vùng.

 Chị Nguyễn Thị The (thôn Lương Mai), người dân tham gia trồng rừng dịp này thổ lộ, cây tràm gió có thể sinh sống và phát triển trên vùng cát, sức chống chịu thời tiết khô hạn và chống cát bay rất tốt. Cây tràm gió còn được sử dụng chế biến dược liệu, chiết xuất tinh dầu, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương trong thời gian đến.

Chủ tịch UBND xã Phong Chương, bà Trần Thị Thu Huyền cho biết, là địa phương thuộc diện nghèo ở Phong Điền nhưng những năm qua đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình bảo vệ, phát triển rừng phủ xanh vùng cát hơn 960ha. Mới đây, Phong Chương tiếp cận DA "Phục hồi rừng bản địa trên cát kết hợp phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu", thực hiện từ năm 2022 đến 2025, gồm các hợp phần; trong đó trồng 45ha rừng trên cát được triển khai đầu tháng 12/2022 đến thời điểm này đã đạt hơn 95%. Kết quả này đã nói lên được mục đích, ý nghĩa và niềm vui của người dân khi DA SODI mang đến ở Phong Chương.

 Bà Trần Thị Mai, Chủ tịch HUEFO chia sẻ, mục tiêu DA nhằm nâng cao năng lực, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và mở ra các cơ hội để phát triển sinh kế bền vững, hài hòa với hệ sinh thái cho cộng đồng sống ở vùng cát nội đồng xã Phong Chương. Thông qua các hoạt động, chương trình của DA cũng là dịp tuyên truyền nâng cao ý thức trong việc trồng, phục hồi, bảo vệ vùng đất cát bị sa mạc hóa và bảo vệ đa dạng sinh học… bằng những hành động thiết thực, hiệu quả bền vững.

DA Phục hồi rừng bản địa trên cát kết hợp phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng vốn gần 5 tỷ đồng; trong đó tổ chức SODI tài trợ hơn 4 tỷ đồng. Nguồn còn lại do ngân sách địa phương đối ứng.

Bài, ảnh: Song Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng

Chỉ số phát triển công nghiệp IIP tăng so với cùng kỳ, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng khá cao đã tạo ra chỉ dấu tốt.

Phục hồi ngành công nghiệp, tạo đà tăng trưởng
Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Khi bảo vệ môi trường thành thói quen

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Điền đã xây dựng nhiều cách làm ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao.

Khi bảo vệ môi trường thành thói quen
Return to top