ClockThứ Bảy, 30/01/2016 14:34

Sắn dây Mỹ Lợi

TTH - Về làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc) trong những ngày này, ngoài những công việc chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, bà con nơi đây tất bật vào mùa thu hoạch sắn dây.

Ông Mai Thuần, một người dân có kinh nghiệm 10 năm trồng sắn dây cho biết: “Sắn dây được trồng từ tháng 5 âm lịch, sau 5 đến 6 tháng mới cho thu hoạch. Cái khó khi trồng loại cây này là dùng choái để chống đỡ và giữ cho cây không ra củ phụ. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng củ chính”.

Các công đoạn  chưng lọc bột sắn dây

Sắn sau khi thu hoạch, tỉa rễ phụ, rửa sạch đất cát rồi xay nhuyễn lọc lấy bột. Tuy nhiên, quá trình này cũng đòi hỏi người nông dân phải nắm vững kỹ thuật để có tinh bột trắng, mịn, đẹp.

Theo bà Trương Thị Chiến, vợ ông Mai Thuần: Phần thịt sắn dây sau khi xay cho vào ngâm nước, đánh cho thấm đều, sau đó vắt kiệt nước, rồi lọc qua nước 2 đến 3 lần để không còn cặn sắn. Nước bột được để lắng trong 10 giờ, sau đó bột được đánh tan, lọc thêm một lần nữa mới mang đi phơi. Để đảm bảo chất lượng, bột phải được phơi trong ba ngày nắng to. Nếu trời râm mát hoặc có mưa, phải dùng than để sấy.

Quá trình lọc lấy tinh bột sắn mất khá nhiều thời gian và công đoạn, hầu như nhà nào ở Mỹ Lợi cũng huy động con em phụ giúp nên không khí vụ mùa thu hoạch càng khẩn trương hơn.

Ông Nguyễn Hữu Quang, nhân viên Văn phòng - Thống kê UBND xã Vinh Mỹ cho biết, hiện nay, diện tích sắn dây trên toàn xã là 7ha, trong đó thôn 3, thôn 4 là nơi trồng sắn dây nhiều nhất. Trung bình một kg củ sắn dây tươi có chất lượng, có thể thu được 200g bột khô. Giá bột tại Mỹ Lợi hiện nay là 90.000 đồng/kg, lúc cao điểm có thể lên đến 120.000 đồng/kg. Bình quân, mỗi sào sắn dây cho 150 kg bột khô, nhờ thế nên người trồng sắn có thể lãi xấp xỉ từ 8 đến 11 triệu đồng. So với trồng lúa, việc trồng sắn dây đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần.

Ngoài ra, bà con nông dân còn tận dụng bã sắn và bột mủ để làm thức ăn chăn nuôi. Bã sắn sau khi vắt kiệt nước có thể phơi khô hoặc ướp muối để bảo quản.

Hiện nay, nông dân Mỹ Lợi đang tập trung chuyển hướng sang trồng sắn dây thay vì chuyên canh cây lúa. Có hộ gia đình đầu tư vào sắn dây, mỗi năm thu hoạch đến 150kg-200kg bột sắn dây, đem lại thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, các hộ cũng chỉ trồng quy mô nhỏ, mang tính tự phát.

“Việc trồng sắn dây chủ yếu là luân canh, gối vụ nên sản lượng chưa đủ để phục vụ nhu cầu của thị trường, mà chủ yếu là cung cấp cho người quen nên việc xây dựng thương hiệu chưa thực hiện được. Tuy nhiên chúng tôi cũng sẽ tính tới phương án này trong thời gian tới”, ông Nguyễn Hữu Quang nói.                                                           

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mùi tết thơm nồng sắn dây

Khi những cơn mưa phùn báo hiệu Tết Nguyên đán đang cận kề cũng là lúc nhà nhà ở làng tôi tháo chiếc bồ được treo bên hông nhà xuống. Mưa nắng xen kẽ chẳng thể nào phơi ngoài trời được, chiếc bồ và chiếc sề sẽ là vật dụng không thể thiếu để tạo nên những mẻ bột sắn dây trắng tinh, thơm lừng.

Mùi tết thơm nồng sắn dây
Xây dựng làng văn hóa trên giá trị truyền thống riêng có

Sáng 2/8, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc nhằm khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc.

Xây dựng làng văn hóa trên giá trị truyền thống riêng có
Họ Đoàn làng Mỹ Lợi làm khuyến học

Thành lập Ban Khuyến học khuyến tài từ năm 2000, hơn 20 năm qua dòng họ Đoàn làng Mỹ Lợi (Vinh Mỹ, Phú Lộc) là một điểm sáng trong phong trào xây dựng dòng họ khuyến học của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Họ Đoàn làng Mỹ Lợi làm khuyến học
Sông núi vẫn như xưa

Sau lưng ngôi chợ quê sầm uất Mỹ Lợi (Vinh Mỹ, Phú Lộc) có một ngôi nhà bỏ hoang phế lâu năm. Những mảng tường vỡ nát, trơ các ô, bệ cửa sổ, cửa lớn, những đống gạch ngói nham nhở ngổn ngang khắp gian nhà. Bên cạnh trái là một khối nhà hình tứ giác, cao vọt lên, cũng sập đổ hết mái, nhìn ra một khoảng sân nhỏ có dựng một cái chái trâu, đến hồi xiêu vẹo. Xung quanh sân vườn cỏ dại mọc um tùm, bùn rác lầy lội sau mấy ngày mưa. Thế nhưng, dù trong vẻ đổ nát hoang tàn, người ta vẫn nhìn ra một kiểu nhà đẹp và sang trọng khi xưa, chứng tỏ gia thế vượt trội của chủ nhân. Bên trên cửa chính ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn một bức hoành phi hình cuốn thư đắp nổi cõng trên đôi cánh dơi cùng những nét hoa văn, họa tiết tinh xảo, trên có khắc nổi ba chữ: “Vạn Thế Khang” (Vững mạnh muôn đời). Ngôi nhà mở hướng ra vụng Ông Nghệ, một góc nhỏ Cầu Hai, thu hết mây trời gió nước của cả một vùng mênh mông đầm phá.

Sông núi vẫn như xưa
Những cánh én… dưới mặt đất

Từ lâu, chợ tết làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, Phú Lộc) là món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con nơi đây. Thế nhưng, không biết từ bao giờ, có một nơi đồng hành, góp vị đưa hương cho ngày tết vùng quê này thêm rộn ràng, đó là hội xuân.

Những cánh én… dưới mặt đất
Return to top