ClockThứ Năm, 11/07/2019 06:45

Sản xuất có trách nhiệm

TTH - Việc một số nhà sản xuất nước uống trên địa bàn đang chuyển sản phẩm đóng chai bằng nhựa sang thủy tinh hay bịch giấy sẽ giảm lượng lớn vỏ chai nhựa thải ra môi trường mỗi ngày.

Sáng tạo để bảo vệ môi trườngCam kết hưởng ứng phong trào “Nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần”

Dòng nước khoáng Alba chai thủy tinh có mặt ở các khách sạn, resort lớn trên toàn quốc

Alba thay thế chai nhựa bằng thủy tinh

Bà Châu Thị Hoàng Mai, Giám đốc điều hành Khách sạn Alba Spa và Alba Hotel - thuộc Công ty CP Thanh Tân Thừa Thiên Huế ước tính, nếu công suất buồng phòng của 2 khách sạn chị đang quản lý kín khách khoảng 90%, bình quân mỗi ngày có khoảng 180 chai nhựa của nước khoáng Alba thải ra môi trường. Nếu tính cả hệ thống các khách sạn, resort có quy mô lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang (Khánh Hoà), Hạ Long (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) đang tiêu thụ sản phẩm nước khoáng Alba của công ty, lượng chai nhựa thải ra rất lớn.

Alba hiện chiếm thị phần khá lớn ở các khách sạn và resort của Việt Nam. Đa số khách hàng ở phân khúc này dần chuyển xu thế sử dụng bao bì chai nhựa sang chai thủy tinh hay các loại bao bì thân thiện với môi trường.

Ông Phạm Trần Vũ Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Thanh Tân Thừa Thiên Huế cho rằng, nắm bắt xu thế này, nhà máy đã có những bước chuẩn bị về phương tiện sản xuất, phân phối và con người.

Theo đại diện lãnh đạo công ty, 3 tháng trở lại đây, nhu cầu về chai thủy tinh tăng đột biến, tăng hơn 50% so với trước đây. Thống kê sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2019, bình quân mỗi tháng, Nhà máy sản xuất nước khoáng Alba (nguồn nước lấy từ mỏ suối khoáng nóng Phong Sơn, Phong Điền) sản xuất và tiêu thụ khoảng 20 nghìn thùng sản phẩm chai nhựa PET và 6 nghìn thùng sản phẩm chai thủy tinh (chiếm 25% tổng sản lượng tiêu thụ).

Ngoài dùng chai thủy tinh tại phòng, công ty còn đặt cây cấp nước khoáng tại sảnh khách sạn phục vụ miễn phí, khuyến khích khách dùng bình cá nhân để tự lấy nước, hạn chế sử dụng và thải chai nhựa ra môi trường; chuyển đổi hình thức nắp dập (dùng 1 lần) sang nắp vặn (dùng nhiều lần).

Giảm thải vỏ chai nhựa, nhiều cơ quan công sở trên địa bàn tỉnh sử dụng loại bịch nước uống đóng chai 20 lít của Bạch Mã để sang chiết ra bình thủy tinh loại nhỏ

Hình thành "liên minh kinh tế tuần hoàn"

Về kế hoạch chuyển đổi mẫu bao bì để hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa", Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã chỉ đạo xí nghiệp sản xuất nước uống đóng chai Bạch Mã làm việc với các nhà cung cấp nghiên cứu để xây dựng kế hoạch chuyển từ chai pet nhựa sang hộp giấy.

Theo đại diện HueWACO, hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa" của tỉnh, hiện nhóm khách hàng gồm các đơn vị công sở đã giảm, thậm chí nói không với dòng chai pet dung tích 500ml trở xuống và chuyển sang tiêu thụ loại bịch 20 lít (loại được thu hồi và tái sử dụng).

Đối với khách hàng tự do, khách du lịch, để tránh chai nhựa sử dụng xong vứt bừa bãi, HueWACO đưa ra giải pháp khuyến khích khách hàng thu gom để trả lại cho công ty hay đơn vị được ủy quyền và được dành một chính sách hưởng lợi thỏa đáng.

Ông Dương Quý Dương, Phó Tổng giám đốc HueWACO bày tỏ, để phong trào chống rác thải nhựa thành công và bền vững, đòi hỏi tính tự nguyện cao của người dân và doanh nghiệp. Trong đó phải giải quyết được bài toán kinh tế và tính tiện ích cho người tiêu dùng. Muốn vậy, tỉnh nên thành lập một liên minh kinh tế tuần hoàn, cả về rác thải nhựa hay vỏ chai thủy tinh. Trong đó cần hình thành chuỗi liên kết, có giải pháp và nguồn lực để đầu tư cho hệ thống thu gom, tái sử dụng các loại vỏ bao bì hiệu quả nhất.

Hiện, Công ty CP Thanh Tân Thừa Thiên Huế đang thực hiện chính sách thu gom vỏ chai sau khi sử dụng và thí điểm tại thị trường tỉnh. Chủ trương "thu hồi" và "trả phí" đối với vỏ chai thủy tinh mà công ty đang áp dụng sẽ giúp xử lý triệt để, tránh gây nguy hại cho môi trường và tiết kiệm chi phí đầu vào khi quay vòng sử dụng vỏ bao bì. Tuy nhiên, để thực hiện được kế hoạch này, công ty phải liên kết được với đơn vị chuyên xử lý, sản xuất để số vỏ chai sau khi thu hồi được nấu chảy và cho ra chất lượng nguyên bản ban đầu, hình thành vòng sản xuất, cung ứng tuần hoàn giữa 2 nhà máy sản xuất nước đóng chai và cung cấp vỏ chai. Xa hơn, công ty muốn kết hợp với các nhà cung cấp chai thủy tinh tại địa phương cung ứng trực tiếp vỏ chai cho nhà máy, nhằm giảm giá thành, chi phí vận chuyển để có giá sản phẩm cạnh tranh, tiếp cận được nhiều phân khúc thị trường.

Nếu hình thành liên minh kinh tế tuần hoàn, HueWACO dự định, sau khi tái chế chai nhựa thành chất lượng thấp hơn, có thể cho ra sản phẩm giỏ, sọt, chậu bằng nhựa sử dụng cho dự án trồng dưa lưới công nghệ cao của công ty và phục vụ các mục đích khác của xã hội.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top