ClockThứ Ba, 19/09/2023 07:08

Sắp xếp ổn định dân cư các vùng thiên tai

TTH - Do nguồn lực còn khó khăn dẫn đến việc đầu tư các công trình ứng phó sạt lở, di dân tái định cư (TĐC) an toàn trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Mới đây, Sở NN&PTNT sau khi rà soát, tổng hợp đã hoàn thiện kế hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030, nhằm ổn định dân cư vùng thiên tai.

Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023Hợp tác xã ứng phó biến đổi khí hậuDi dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ rủi ro do thiên tai: Lồng ghép nhiều nguồn lực

 Khu TĐC ở thị trấn Khe Tre (Nam Đông) đang tiến hành xây dựng nhằm ổn định dân cư lâu dài

Theo báo cáo rà soát các thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai và thời tiết cực đoan diễn biến ngày càng phức tạp, trong những năm gần đây, đặc biệt là các năm 2020, 2022 trên địa bàn tỉnh liên tục chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng,... đã gây ra tình trạng sạt lở đất, đá, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lấp cửa biển trên địa bàn tỉnh diễn ra rất nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng.

Hàng năm, đến mùa mưa bão, các địa phương đã chủ động lên phương án di dời và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân. Tuy nhiên, về lâu dài, phương án xử lý các điểm đứt gãy, sạt trượt núi và xây dựng khu TĐC an toàn cần phải tính đến.

Khu vực xã Phú Vinh (A Lưới) luôn tiềm ẩn nguy cơ trượt lở núi vào mùa mưa lũ 

Tại huyện miền núi A Lưới, có khoảng 18 vị trí sạt lở nguy cơ ảnh hưởng đến hơn 500 hộ dân đã được chính quyền địa phương cảnh báo. Trong đó, khu vực Bốt Đỏ (Phú Vinh) nơi có 32 hộ dân, bị sạt lở đất dưới chân đồi tạo nên các vết trượt dài xuống khu dân cư, xuất hiện các vết nứt gãy, nguy cơ xảy ra sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân đang sinh sống với diện tích khoảng 1,6ha.

Ông Trần Lý Sơn, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh cho biết, đối với các hộ dân ảnh hưởng sạt lở núi ở khu vực Bốt Đỏ, hàng năm tới mùa mưa bão, xã đều vận động và có phương án di dời để đảm bảo an toàn. Hiện nay, khu TĐC di dân vùng thiên tai ở Quảng Nhâm đã triển khai thi công, UBND xã thông báo các hộ dân đăng ký nhu cầu, danh sách TĐC tại địa phương. Theo đó, trước mắt sẽ có 12 hộ đăng ký TĐC tại khu vực này. Về lâu dài, UBND huyện cũng lên phương án san gạt khắc phục tại chỗ, dùng máy đào xúc đất, hạ thấp cao trình đồi đến cao trình đáy cung trượt cho phép.

Khu TĐC xã Quảng Nhâm được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 3061/QĐ-UBND ngày 20/11/2019, với tổng mức đầu tư hơn 13,5 tỷ đồng. Với mục tiêu xây dựng nhằm bố trí nơi ở ổn định cho 50 hộ dân ở thôn sát biên giới xã Quảng Nhâm, giải quyết nhu cầu bức thiết cho các hộ dân bị mất đất ở, đất sản xuất do lũ quét, sạt lở đất ở ven sông, ven núi và các hộ người Lào được nhập quốc tịch Việt Nam hiện đang khó khăn về đất ở, đất sản xuất. Góp phần sắp xếp, bố trí lại dân cư, phát triển KT-XH tại địa phương.

Tương tự, tại huyện miền núi Nam Đông có 9 vị trí nguy cơ sạt lở núi, sông suối và các tuyến giao thông trọng điểm ảnh hưởng đến 375 hộ dân đã được chính quyền địa phương cảnh báo. Trong đó có một số vị trí như ở thôn 2, xã Thượng Nhật thuộc hạ lưu thủy điện Thượng Nhật. Mùa lũ năm 2020 thủy điện này xả lũ đã làm sạt lở đất sản xuất, cuốn trôi các mồ mả hai bên bờ sông của người dân. Huyện Nam Đông đưa ra các phương án di dời các hộ có nguy cơ ảnh hưởng và khảo sát, đánh giá về mức độ nguy hiểm của lũ quét, sạt lở đất ở khu vực này để thực hiện các giải pháp công trình.

Tại khu vực xã Hương Phú, thị trấn Khe Tre (Nam Đông) có 14 hộ dân nằm “kẹp” giữa tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan và Tỉnh lộ 14B. Ngoài việc lo sợ các sự cố về an toàn giao thông, các hộ dân ở khu vực này vẫn luôn “thấp thỏm” tình trạng sạt trượt quả đồi phía trên tuyến cao tốc. Trong quá trình thi công tuyến giao thông, nhiều đồi núi sau khu vực dân cư đã bị san ủi, mặc dù có gia cố kỹ thuật nhưng trong mùa mưa lũ, nguy cơ sạt trượt núi rất cao.

UBND Nam Đông tiến hành xây dựng khu TĐC với diện tích gần 1ha, tổng mức đầu tư 10,3 tỷ đồng từ nguồn vốn giải phóng mặt bằng của tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan tại thị trấn Khe Tre. Dự án xây dựng công trình Khu TĐC phục vụ di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan hiện đang triển khai thi công với quy mô xây dựng khu hạ tầng với diện tích gần 1ha, gồm các hạng mục san nền, đường giao thông, vỉa hè - cây xanh, cấp, thoát nước, điện chiếu sáng và cắm mốc phân lô phù hợp với định hướng quy hoạch chung thị trấn Khe Tre. Công trình có mục tiêu tạo điều kiện sống cho người dân TĐC để phát triển bền vững, phù hợp quy hoạch chung của tỉnh và chủ trương về chỉnh trang, sắp xếp lại đô thị trên địa bàn huyện Nam Đông.

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết, mới đây, Sở NN&PTNT đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành kế hoạch, chương trình bố trí, ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch trong giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030 tổng số hộ thực hiện bố trí sắp xếp, ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn là 233 hộ dân. Trong đó, theo hình thức bố trí tập trung có 132 hộ, xen ghép 95 hộ và tại chỗ 6 hộ ,với tổng kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch hơn 74 tỷ đồng (kinh phí Trung ương hơn 69 tỷ đồng và kinh phí địa phương gần 5 tỷ đồng).

Kế hoạch chương trình bố trí, ổn định dân cư với mục tiêu chung bố trí ổn định dân cư phù hợp với các quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy hoạch có liên quan. Ổn định và nâng cao đời sống người dân tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản. Góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và củng cố quốc phòng, an ninh.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền:
Dự ước có 9/12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra

Ngày 13/12, Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp thứ 9, khóa VII nhiệm kỳ 2021-2026, nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, đề ra nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Đồng thời xem xét, quyết định các nội dung quan trọng đang đặt ra ở địa phương.

Dự ước có 9 12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương

Tại Công văn số 21-CV/BCĐ ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024)…

Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả

Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc và Lê Thành Long; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả

TIN MỚI

Return to top