ClockThứ Hai, 05/06/2023 14:44

Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE

Thủ tướng đề nghị phía UAE phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt Nam để sớm kết thúc đàm phán CEPA, tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và khí đốt của hai nước.

UAE và Việt Nam ký tuyên bố chung khởi động đàm phán CEPAViệt Nam và UAE hướng tới kim ngạch thương mại song phương 10 tỷ USDCác quan chức thương mại APEC nhất trí về thương mại toàn diện hơn

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 5/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tiến sỹ Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Ngài Thani bin Ahmed Al Zeyoudi đến Việt Nam và những nỗ lực của hai bên trong thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA); đặc biệt trong bối cảnh năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; cùng với đó xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Theo Thủ tướng, những năm qua, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương, GDP năm 2022 tăng 8,02%.

Từ năm 2021, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD.

Đến nay, Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới với 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) ở cấp độ song phương và khu vực, tạo ra nhiều cơ hội thị trường cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc UAE đang đa dạng hóa nền kinh tế, chuyển hướng phát triển kinh tế dựa vào khai khoáng dầu mỏ, sang phát triển các ngành dịch vụ; khẳng định UAE là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch, năng lượng. Trong đó, kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt hơn 4,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, dư địa hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị hai bên cần tích cực phối hợp tổ chức Kỳ họp thứ 5 Ủy ban liên Chính phủ trong năm 2023.

Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp, quỹ đầu tư UAE vào các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như năng lượng, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, logistics, bất động sản, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, xây dựng các Trung tâm đổi mới sáng tạo; đề nghị UAE tích cực hỗ trợ Việt Nam thiết lập các cơ chế hợp tác về chứng nhận, xây dựng các trung tâm kiểm định, đào tạo nhân lực, đầu tư sản xuất sản phẩm Halal.

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị phía UAE phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt Nam để sớm kết thúc đàm phán CEPA, tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và khí đốt của hai nước.

Thủ tướng đề nghị hai bên tích cực phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có việc tăng cường hợp tác giữa ASEAN với Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC); đề nghị UAE xem Việt Nam là cầu nối giữa UAE với ASEAN, UAE là cầu nối để hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Đông.

Việt Nam hoan nghênh UAE đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 28); sẵn sàng hợp tác với nước chủ nhà UAE và các nước thành viên khác của Công ước, vì thành công của COP 28.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng đề nghị hai bên tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân và các hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thực chất, hiệu quả hơn.

Ngài Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương UAE trân trọng chuyển lời thăm hỏi, chúc mừng và lời mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm UAE của Thủ tướng UAE.

Ngài Quốc vụ khanh cho rằng hai nước có nhiều điểm tương đồng, nhất là trong định hướng phát triển, quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, độ mở của nền kinh tế với nhiều FTA đã và sẽ được ký kết; đánh giá cao quá trình phát triển của Việt Nam; cho biết Việt Nam chiếm tỷ trọng 30% kim ngạch thương mại của UAE với Đông Nam Á.

Trong chuyến công tác này của Quốc vụ khanh, UAE cử đoàn nhiều doanh nghiệp, tổ chức sang tìm hiểu, đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 2 quỹ đầu tư lớn của UAE.

Các tổ chức, doanh nghiệp UAE quan tâm các lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, logistics, y tế... tại Việt Nam.

Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại thương UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi nhất trí cao với các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của UAE.

Ngài Thani bin Ahmed Al Zeyoudi mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong xuất khẩu lao động, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục....

Quốc vụ khanh Thani bin Ahmed Al Zeyoudi cho biết các quỹ đầu tư của UAE vẫn đang tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư tại Việt Nam; các cơ quan của UAE tích cực đàm phán linh hoạt, hiệu quả trên tinh thần “hai bên cùng thắng; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” như ý kiến của Thủ tướng để kết thúc đàm phán CEPA vào cuối năm 2023 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Phó Tổng thống, Thủ tướng UAE đã có Thư mời Thủ tướng thăm UAE; đồng thời chuyển lời mời thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Tổng thống UAE.

Thông qua Quốc vụ khanh, Thủ tướng Phạm Minh Chính mời Thủ tướng UAE thăm Việt Nam để cùng trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

TIN MỚI

Return to top