ClockThứ Tư, 02/02/2022 07:22

Khơi thông dòng tín dụng chảy vào các lĩnh vực xanh

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) tổ chức đầu tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo gần 150 quốc gia đã cùng cam kết sẽ đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Khu Công viên phần mềm, Công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế Khu B – Đô thị An Vân Dương, thành phố HuếVay ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội là 4,8%/nămCó thể chi tiêu trước, thanh toán sauDấu ấn chuyển đổi sốHướng đến chính quyền sốĐổi mới cách thức đánh giá DDCIKiểm soát nguy cơ 'bong bóng' bất động sản

Tổ hợp điện năng lượng tái tạo của Tập đoàn Trung Nam đầu tư tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN

Với cam kết mạnh mẽ này, dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực xanh chảy vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thời gian tới với sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế; đồng thời, bản thân các ngân hàng, doanh nghiệp cũng tự tin đẩy mạnh cho vay, đầu tư vào các dự án tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đòi hỏi Việt Nam phải sớm hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng xanh để khơi thông dòng tín dụng quan trọng này trong thời gian tới.

Cơ hội gọi vốn hàng tỷ USD

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam bất ngờ công bố cam kết thu xếp nguồn vốn lên tới 12 tỷ USD tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững và các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2030.

Đây không phải lần đầu tiên HSBC rót vốn vào các dự án xanh của Việt Nam, nhưng là cam kết mạnh mẽ nhất từ phía định chế tài chính này sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo nhiều quốc gia tham gia Hội nghị COP26 đồng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nguồn tài trợ này cũng là một phần trong cam kết về cân bằng khí thải của Tập đoàn HSBC, nhằm cung cấp từ 750 tỷ tới 1.000 tỷ USD đến năm 2030 để tài trợ và đầu tư bền vững, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển sang các phương thức kinh doanh bền vững hơn và giảm phát thải carbon trên toàn cầu.

Theo ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, ngân hàng này sẽ huy động nguồn vốn từ thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có thể cung cấp đa dạng các giải pháp bền vững trong lĩnh vực tín dụng xanh, tài trợ nợ, chuỗi cung ứng, thương mại, tiền gửi xanh và các sản phẩm đầu tư. Để cung cấp các giải pháp này, HSBC kết hợp giữa quy trình đánh giá rủi ro nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn tài chính xanh quốc tế.

Thực tế, không chỉ riêng HSBC, Việt Nam đang là một trong những điểm đến mới cho dòng vốn xanh của các định chế tài chính quốc tế tìm đến sau hội nghị COP26.

Trước đó, ngay tại thời điểm hội nghị này diễn ra, Ngân hàng Standard Chartered đưa ra cam kết đầu tư 8,5 tỷ USD nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững cho 3 doanh nghiệp Việt Nam, là: Tập đoàn T&T; Tập đoàn Geleximco và Công ty Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang với dự án xây dựng trường đại học đạt tiêu chuẩn xanh. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực phát triển bền vững của Việt Nam và rất mong được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi này.

Quỹ Đầu tư quốc tế Affinity thỏa thuận hỗ trợ 300 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp và dự án đáp ứng tiêu chí Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG), phát triển bền vững của Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết, có thể hỗ trợ về ngân sách cho các chương trình đầu tư ưu tiên của Chính phủ để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và để giảm phát thải khí nhà kính cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó, WB cũng có thể hỗ trợ Chính phủ để tìm cách huy động thêm các nguồn lực từ khu vực tư nhân.

Về phía các ngân hàng thương mại trong nước, nếu như trước đây, tín dụng xanh chỉ là “khẩu vị” của một số ngân hàng thì nay với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chống biến đổi khí hậu, các ngân hàng sẽ có thêm động lực để thúc đẩy mảng tín dụng này. Một số ngân hàng cho biết, sẽ đẩy mạnh các hoạt động tài trợ cho doanh nghiệp, dự án tăng trưởng bền vững nhằm đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Ông Hà Huy Cường, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết, từ năm 2018, Nam Á Bank đã xây dựng danh mục sản phẩm để tài trợ, bao gồm lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng sử dụng vật liệu xanh, các dự án bất động sản xanh và lĩnh vực may mặc.

Hiện ngân hàng vẫn đang tiếp tục làm việc với các Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF), Quỹ Blue Orchard… để tăng thêm quy mô vốn cho tín dụng xanh và nâng cao tỷ trọng cho vay tín dụng xanh trên tổng danh mục cho vay; đồng thời sẽ xây dựng thêm một số sản phẩm mới dựa trên sự hỗ trợ của các đối tác để thúc đẩy mạnh mẽ hơn lĩnh vực  này.

Hoàn thiện khung pháp lý cho tín dụng xanh

Theo đánh giá của HSBC Việt Nam, tuy năm 2021 chứng kiến những bước tiến tích cực trên thị trường tài chính xanh của Việt Nam với nhiều giao dịch lớn liên quan đến bền vững. Tuy nhiên, thị trường này vẫn ở giai đoạn non trẻ và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Việt Nam là quốc gia đón nhận lượng FDI lớn nhất ở ASEAN xét trên tỷ trọng với GDP. Các tập đoàn toàn cầu ngày càng chú trọng đến các tiêu chí Môi trường – Xã hội – Quản trị và bền vững, họ sẽ đòi hòi một nguồn lực bền vững tốt hơn cả về chất lẫn lượng ở các quốc gia họ có hoạt động.

Đặc biệt, Việt Nam tiếp nhận giá trị đầu tư vào năng lượng tái tạo cao nhất ở khu vực ASEAN và là nơi có tiềm năng nhất về khả năng phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực đi kèm với tăng trưởng nhờ đầu tư nước ngoài.

Theo chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có chiến lược phục hồi xanh, tăng trưởng xanh; trong đó. tài chính xanh là mảng rất quan trọng. Đặc biệt, sau Hội nghị COP26 đã tạo ra một tiếng vang, hình thành một xu hướng mới về tăng trưởng xanh. Nhiều tổ chức quốc tế, cả đa phương và song phương đang thiết kế các gói tài chính xanh, tín dụng xanh để cung cấp cho các nước đang phát triển; trong đó có Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng.

“Việc triển khai, giải ngân các gói tài chính xanh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên với sự tài trợ của các định chế tài chính sẽ là nguồn lực quan trọng để các doanh nghiệp có động lực theo đuổi chiến lược tăng trưởng xanh. Đây cũng là thời điểm rất thuận lợi để Việt Nam thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và các cam kết tại COP26”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết.

Theo vị chuyên gia này, thực tế, Việt Nam có chiến lược tăng trưởng xanh, tín dụng xanh kể từ năm 2011, nhưng vẫn chưa phát triển nhanh như mong muốn. Nguyên nhân chính là do vẫn thiếu cơ chế chính sách nhất quán và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các vấn đề về ưu đãi thuế, lãi suất, cơ chế chính sách đầu tư, quy hoạch (năng lượng tái tạo)… phải thật minh bạch, đồng bộ thì mới thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp.

Cũng chính khung pháp lý về tăng trưởng xanh, tín chính xanh vẫn chưa đồng bộ nên các ngân hàng gặp nhiều rào cản trong việc tài trợ các dự án xanh. Chưa kể, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, nhiều ngân hàng chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định, phê duyệt dự án cho vay liên quan đến lĩnh vực này nên ít mặn mà đẩy mạnh cho vay trong thời gian qua.

Tháng 9/2021, Ngân hàng Nhà nước triển khai lấy ý kiến của các tổ chức tài chính góp ý vào dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nếu thông tư trên có hiệu lực, các ngân hàng phải ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng và gửi về Ngân hàng Nhà nước, chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho tài chính xanh ở Việt Nam.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, thị trường tài chính xanh Việt Nam còn cần vượt qua một số trở ngại khác trong vài năm tới; trong đó, bao gồm thiếu nhân sự có chuyên môn và kỹ năng, thị trường chưa có tiêu chuẩn thống nhất về tài chính “xanh” và phân loại đúng nghĩa. Các đơn vị có tầm ảnh hưởng trên thị trường không thể hiện cam kết rõ ràng và mạnh mẽ...

Đại diện HSBC Việt Nam cũng đề xuất một vài giải pháp có thể áp dụng để thúc đẩy tín dụng xanh trong thời gian tới như đặt ra mục tiêu rõ ràng về kết quả tài chính xanh cho từng ngân hàng hay tỷ lệ số dư xanh chưa kết trên tổng sổ sách. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc áp dụng trần tăng trưởng tín dụng cao hơn cho những ngành thuộc nhóm xanh hoặc hỗ trợ tài chính cho tín dụng xanh; không áp dụng hoặc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với số dư xanh. Đồng thời, có thể thêm ưu đãi để khuyến khích các ngân hàng trên hành trình xanh như nâng trần tăng trưởng tín dụng chung cao hơn cho những ngân hàng đạt hoặc vượt chỉ tiêu; áp dụng công bố thông tin về môi trường trong báo cáo tài chính nhằm tăng trách nhiệm của các ngân hàng và công khai với các bên liên quan cách quản lý rủi ro tài chính...

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Tín dụng đã phục hồi

Càng về cuối năm, nhu cầu đầu tư của người dân, doanh nghiệp càng tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tín dụng đã phục hồi

TIN MỚI

Website https://creditcard.com.vn Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụng thẻ tín dụng khác thẻ ghi nợ như thế nào
Return to top