ClockThứ Tư, 15/03/2023 06:36

Tạo bứt phá từ cơ chế đặc thù

TTH - Các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội (Nghị quyết số 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành công cụ hỗ trợ phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản HuếPhát triển văn hóa hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

leftcenterrightdel

Các cơ chế đặc thù đang góp phần quan trọng tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng

Từ hiện thực hóa chính sách

Năm 2022, Nghị quyết số 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức có hiệu lực với 6 cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng. Một trong số đó được đánh giá mang lại hiệu quả cao chính là việc nâng hạn mức dư nợ vay từ 20% số thu ngân sách được hưởng lên 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Hàng năm, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán; được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, ngân sách địa phương cũng được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách Nhà nước; được hưởng 50% số thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất. Đồng thời, cơ chế đặc thù này cũng cho phép Thừa Thiên Huế thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế.

Sau khi Nghị quyết này được ban hành, Thừa Thiên Huế cũng cụ thể hóa Nghị quyết này bằng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 38 gắn với thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị (khóa XII) của Tỉnh ủy. HĐND tỉnh cũng ban hành nghị quyết về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây nhằm khuyến khích, tăng cường hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Tỉnh cũng đã thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của Quỹ Bảo tồn di sản Huế... để huy động nguồn lực trong bảo tồn di sản.

Đến tạo động lực trong phát triển

Sau 1 năm triển khai thí điểm, các cơ chế, chính sách đặc thù này đã phát huy được những hiệu quả tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nếu trước đây, Thừa Thiên Huế chỉ được vay đầu tư với hạn mức dư nợ vay từ 20% số thu ngân sách được hưởng tương đương 1.800 tỷ đồng/năm (năm 2022) để đầu tư phát triển. Thì khi áp dụng cơ chế đặc thù, con số này đã tăng lên 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp tương đương với tổng mức dư nợ vay khoảng 3.500 tỷ đồng (tăng 1.700 tỷ đồng so với trước đây). Nguồn vốn này đã tạo điều kiện rất lớn cho địa phương đầu tư các dự án quan trọng như: dự án cải thiện môi trường nước tại thành phố Huế (khoảng 1.250 tỷ đồng), chương trình phát triển các đô thị loại II - các đô thị xanh (1.500 tỷ đồng),... góp phần chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo cơ chế mới, Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số (tương đương khoảng 350 tỷ đồng) so với năm 2021. Nhờ có chính sách này, kinh phí sự nghiệp chi cho công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, an ninh quốc phòng... tăng lên, góp phần đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên.

Ngoài ra, khi áp dụng cơ chế mới, ngân sách tỉnh cũng được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan di tích nộp vào ngân sách Nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Như vậy trong năm 2022 với tổng số thu phí tham quan di tích đạt khoảng 185 tỷ đồng, sau khi đảm bảo các nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (100 tỷ đồng) và hoàn trả ngân sách tỉnh 65 tỷ đồng, số kinh phí còn lại tiếp tục được bố trí cho các dự án trùng tu, tu bổ di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

leftcenterrightdel

Tăng thu hoạt động xuất nhập khẩu góp phần thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù

Tận dụng cơ chế

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm tiếp theo, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, tập trung xây dựng hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý I/2023.

Tỉnh cũng quyết liệt triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, tỉnh sẽ tập trung xây dựng kế hoạch triển khai đề án phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, tiếp tục cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung hỗ trợ, duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Ưu tiên phục hồi và phát triển ngành du lịch xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ tập trung nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm, nhất là hỗ trợ các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng. Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh chuyển đổi số; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì và nâng cao các chỉ số xếp hạng PCI, PAPI, PAR Index, DTI. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các dự án đang nghiên cứu, triển khai đầu tư trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng dịch vụ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh

Ngày 12/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ nông thôn thông minh để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh với đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế" do Hợp tác xã Nông nghiệp Số chủ trì thực hiện.

Ứng dụng dịch vụ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Tạo điều kiện, nguồn lực tối đa để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đó là một trong những nội dung được đưa ra tại hội thảo "Tham vấn cơ chế, chính sách thúc đẩy môi trường pháp lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo" do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tổ chức sáng 12/9 tại TP. Huế. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung năm 2024.

Tạo điều kiện, nguồn lực tối đa để doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Return to top