ClockThứ Năm, 13/10/2022 13:34

Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể "Huế- Kinh đô áo dài"

TTH.VN - Sáng 13/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Áo dài Huế" cho sản phẩm áo dài của tỉnh Thừa Thiên Huế" do Phòng Kinh tế TP. Huế chủ trì thực hiện.

Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm sen HuếTriển lãm online “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”Xây dựng Huế thành kinh đô áo dài

TS. Hồ Thắng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu dự án nhận xét, đánh giá về tính hiệu quả của dự án

Qua hơn hai năm triển khai, dự án đã thực hiện đúng theo thuyết minh, quyết định phê duyệt và đã đạt được các mục tiêu đề ra. Sản phẩm của dự án đảm bảo về số lượng, chất lượng theo yêu cầu. Cụ thể, dự án đã tiến hành đánh giá, kiện toàn hệ thống quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) "Huế - Kinh đô Áo dài" thông qua điều tra khảo sát và xây dựng hồ sơ hội viên sản xuất, kinh doanh áo dài Huế trên địa bàn và thành lập Hội Áo dài Huế. Xây dựng các nội dung phục vụ việc quản lý và phát triển NHTT "Huế - Kinh đô Áo dài". Dự án đã hoàn thiện thiết kế và in ấn hệ thống tem, nhãn để sử dụng cho sản phẩm mang NHTT "Huế - Kinh đô Áo dài" phục vụ cho việc cấp tem nhãn cho những thành viên được cấp quyền sử dụng NHTT "Huế - Kinh đô Áo dài"...

Sản phẩm áo dài Huế thuộc dự án được trưng bày 

Mặc dù việc quản lý và vận hành hệ thống quản lý NHTT "Huế - Kinh đô Áo dài" khá phức tạp đối với các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, song dự án được triển khai đã giúp cho các thành viên Hội Áo dài Huế, các cơ sở may, kinh doanh áo dài, cán bộ địa phương, đơn vị chủ trì hiểu biết thêm về quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ; góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển sản phẩm áo dài của tỉnh. Việc quản lý và phát triển NHTT "Huế - Kinh đô Áo dài" góp phần duy trì, tôn vinh và phát triển thương hiệu Áo dài Huế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các nhà thiết kế trong lĩnh vực áo dài.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Áo dài Việt & góc nhìn từ Hanbok

Áo dài, một sản phẩm đặc trưng, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhưng để áo dài thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, sản phẩm công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa, có lẽ chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Những gì mà người Hàn Quốc đã làm cho Hanbok chính là một trong những cách làm hay mà chúng ta cần tham khảo.

Áo dài Việt  góc nhìn từ Hanbok

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top