ClockThứ Năm, 04/05/2023 06:38

Tạo sức bật cho đô thị phía biển

TTH - Chủ trương hướng đô thị về phía biển của tỉnh được nhiều chuyên gia đánh giá cao, bởi dư địa phát triển vùng còn rất lớn. Song, để tạo sức bật cho vùng phía đông cần sự đầu tư lẫn tư duy quy hoạch đúng đắn…

Đô thị Huế cần khác biệt và gắn với sự phát triển của đất nướcĐô thị Huế nhìn ra phía biểnĐô thị biển quan trọng ở phía bắc của tỉnh

leftcenterrightdel
 Tàu trọng tải lớn cập cảng Chân Mây

1. Thừa Thiên Huế là địa phương trọng điểm trong hành lang quốc gia Bắc – Nam, điểm dừng quan trọng theo đường bộ, đường sắt. Việc ưu tiên kết nối giữa các đô thị ven biển hiện có và các đô thị mới để hình thành chuỗi đô thị ven biển trong một chỉnh thể không gian nhất định đóng vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, cùng tiến trình phát triển chung của Việt Nam, dễ dàng nhận thấy, các đô thị biển trên địa bàn tỉnh chưa phát triển xứng tầm, để trở thành là hạt nhân trung tâm thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển.

Hiện, cấu trúc đô thị và mô hình đô thị của tỉnh cơ bản phát triển theo dạng đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Song, tính vệ tinh chưa thực sự rõ ràng, bởi khoảng cách đô thị khá gần, sự phân công đô thị mới dừng lại ở mức đầu mối hạ tầng. Các đô thị khác phần lớn là thị trấn huyện lỵ, do đó, sự tương tác tập trung là quản lý hành chính dân cư và dịch vụ cấp vùng.

Đánh giá của các chuyên gia cho thấy, việc phát triển hệ thống đô thị của tỉnh còn chậm; trong đó phát triển hạ tầng, hình thành các cụm đô thị động lực chưa rõ nét; các đô thị mới và đô thị loại V hình thành mới chưa đảm bảo về chất lượng đô thị. Các tiêu chuẩn chính như, tỷ lệ tăng dân số hàng năm, mật độ dân số toàn đô thị, mật độ dân số khu vực nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị còn thấp.

leftcenterrightdel
 Nhập hàng tại cảng Chân Mây

Nhìn vào sơ đồ quy hoạch tại các khu vực ven biển, nơi hình thành các đô thị động lực, vệ tinh, khá giật mình khi loại đất nghĩa trang chiếm tỷ lệ lớn, đơn cử như tại Phú Vang với tổng diện tích đất nghĩa trang hiện trạng khoảng 2.200ha. Dù các đô thị đã có quy hoạch khu nghĩa trang tập trung, song vẫn tồn tại các nghĩa trang phân tán theo các cụm dân cư. Hệ thống nghĩa trang Nhân dân hầu như phát triển tự phát chiếm phần diện tích không cần thiết.

Trong một hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cũng tỏ ra bất ngờ khi Phú Vang là địa phương “sống” nhờ kinh tế biển, đầm phá nhưng các đô thị ở phía biển khá ít, trong khi đó diện tích đất nghĩa trang lại quá lớn. “Tỉnh có thể xem xét các chính sách phát triển cho huyện Phú Vang. Địa phương này có thể định hướng trở thành thị xã, thậm chí trở thành quận trong tương lai”, ông Chính nhìn nhận.

Thực tế, mỗi địa phương vùng biển đều định hướng phát triển một đô thị động lực. Tuy nhiên, dọc dài dải đất ven biển từ huyện Phong Điền, Quảng Điền, TP. Huế, Phú Vang, Phú Lộc chúng ta dễ dàng nhận thấy cái lõi đô thị vẫn chưa định hình rõ nét, dẫu rằng người ta đang mường tượng về một trục đô thị kết nối vùng đông.

Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam khi hiến kế cho tỉnh thường nhắc đến đô thị Chân Mây - Lăng Cô - nơi chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế. Hay nói đúng hơn Chân Mây - Lăng Cô đang “ngủ yên” trong sự loay hoay về cách định hình cho đô thị vùng biển, thậm chí định hướng lên thành phố Chân Mây.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện  kinh tế Việt Nam bảo, cảng Chân Mây là vùng đất “trời cho”, hầu như không giải tỏa, ít đền bù, có thế mạnh riêng, diện tích lớn với nhiều lợi thế. Do vậy, cần xây dựng đô thị này trở thành một thành tố cấu thành nên thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

2. Với những tiềm năng hiện hữu về giá trị cảnh quan biển và đầm phá, du lịch, phát triển năng lượng, thủy, hải sản…, tại dự thảo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã định hướng những chính sách phát triển bền vững kinh tế biển, đầm phá xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng, động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung  và Việt Nam với hệ thống cảng biển nước sâu Chân Mây đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đặc sắc của khu vực.

Dự kiến, khu vực phát triển đô thị tập trung chủ yếu khu vực giữa phá Tam Giang và đường cao tốc Bắc Nam, kéo dài từ Phong Điền tới Chân Mây – Lăng Cô. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và thị trấn Phú Lộc được coi như những đô thị vệ tinh phía Đông Nam của khu vực phát triển đô thị tập trung. Với tính chất là đô thị cảng biển - công nghiệp sạch, một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại; đô thị du lịch, nghỉ dưỡng và thương mại mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng động lực miền Trung, liên kết chặt chẽ với đô thị Đà Nẵng.

Trong ba hành lang đô thị sẽ có hành lang đô thị ven biển, đầm phá (Điền Lộc, Sịa, Thuận An, Phú Đa, Vinh Thanh, Vinh Hưng, Vinh Hiền). Trong đó, đáng chú ý tại khu vực đô thị Vinh Hiền – Vinh Hưng (Phú Lộc) tiếp tục phát triển cụm công nghiệp Vinh Hưng, ưu tiên ngành chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ xuất khẩu, công nghiệp chế biến, ngành may mặc, sản xuất nông, ngư cụ,... Khu vực Điền Lộc (Phong Điền) phát triển đô thị sinh thái biển gắn với dịch vụ du lịch và kinh tế biển, góp phần bảo tồn thiên nhiên của khu vực đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai. Đô thị Vinh Thanh giữ vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế biển, du lịch, gắn với bảo tồn thiên nhiên của khu vực đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai; kết nối các đô thị biển, các trung tâm du lịch, các cảng biển Thuận An, Vinh Hưng...

Ưu tiên phát triển các cực kinh tế biển với hệ thống các chuỗi đô thị biển làm “pháo đài”, tiền tiêu trong phòng thủ và làm “bàn đạp” hạt nhân tiến ra biển, đặt trong tư duy chiến lược liên kết vùng đóng vai trò quan trọng. Vừa qua, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 10, Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” là nội dung quan trọng được HĐND tỉnh thông qua bằng nghị quyết. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, đề án này nhằm kết nối kinh tế biển, đầm phá du lịch biển, phát triển đô thị phía biển, đầm phá và quan trọng là giải pháp huy động nguồn lực…

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức bật từ một nghị quyết

Được xem như trái tim của Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cảng Chân Mây có tiềm năng lớn trong vận tải biển, trung chuyển quốc tế. Việc thu hút tàu hàng container qua cảng sẽ là bước đột phá để hiện thực hóa tiềm năng của cảng biển này, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Sức bật từ một nghị quyết
Chân Mây - Lăng Cô hướng đến đô thị động lực

Với định hướng phát triển là đô thị hiện đại, trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng cao cấp; đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao..., Chân Mây - Lăng Cô (CM-LC) đang được quan tâm đầu tư trở thành đô thị động lực quan trọng của tỉnh.

Chân Mây - Lăng Cô hướng đến đô thị động lực
Chân Mây - Lăng Cô đón thêm nhiều dự án mới

Sau khi hoàn thành dự án (DA) nhà máy xử lý nước thải công suất 5.000m3/ngày đêm và đầu tư hạ tầng giao thông đô thị, Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô tiếp tục đón thêm nhiều DA lớn trên các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, công nghiệp.

Chân Mây - Lăng Cô đón thêm nhiều dự án mới

TIN MỚI

Return to top