ClockThứ Ba, 05/07/2022 17:45

Tập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

TTH.VN - Tại Phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2022 được UBND tỉnh tổ chức chiều 5/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn phương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và của tỉnh; không chủ quan, lơ là đối với dịch bệnh COVID-19.

Thừa Thiên Huế mong muốn được hỗ trợ phát triển năng lực địa phươngThông qua nhiều nghị quyết quan trọngPhấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 6,5% - 7,5%Giám sát tốt thị trường chứng khoán, kiểm soát việc thổi giá đất, tạo niềm tin của nhân dân

 Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn phương kết luận phiên họp

Kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc

Thông tin về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,92%, trong đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,89%; khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục phục hồi, hoạt động ổn định và hiệu quả, tăng trưởng 12,25% (mức tăng cùng kỳ là 7,54%), chiếm tỷ trọng 31,9%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm cũng đạt cao, ước đạt 5.786 tỷ đồng, bằng 84,3% dự toán và tăng 8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 609,1 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ và đạt 54% kế hoạch (KH). Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 404,3 triệu USD, tăng 16,6% so cùng kỳ và đạt 62,2% KH.

Đối với lĩnh vực du lịch, trong 6 tháng đầu năm, khách du lịch ước đạt 771,4 lượt, tăng 34% so với cùng kỳ, đạt 39% KH, trong đó khách quốc tế 12.380 lượt, giảm 15,9%; khách nội địa 702.910 lượt, tăng 25,7%. Khách lưu trú 438.094 lượt, tăng 19,4%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.566 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ, đạt 45% KH.

Với tốc độ tăng trưởng này, cơ quan chức năng dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng cuối năm ước đạt 8,5-9,5%. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 7,5-8,5%.

Để đạt tốc độ tăng trưởng như kế hoạch, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các sở ngành, địa phương cần lưu ý đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc các nhiệm vụ, đặc biệt là kế hoạch thực hiện Nghị quyết 54 bằng những giải pháp cụ thể để thực hiện đúng tiến độ; cần tập trung quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm hoàn thành vượt kế hoạch. Ngoài ra, cần hoàn thiện hạ tầng của một đô thị thông minh với sự thống nhất cao để đạt được mục tiêu là Thành phố lễ hội, Thành phố Festival…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn phương kiểm tra tiết kế DA Cảng cá Tư Hiền

Quản lý đầu tư công bằng phần mềm

Tính đến ngày 27/6/2022, tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công 1.362,2 tỷ đồng, đạt 31,9% KH vốn được Thủ tướng Chính phủ giao (4.266,055 tỷ đồng). Trong đó, vốn ngân sách địa phương giải ngân 606,129 tỷ đồng, đạt 28,2% KH; vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giải ngân 554,455 tỷ đồng, đạt 37% KH năm; vốn nước ngoài (ODA): giải ngân 201,616 tỷ đồng, đạt 32,7% KH. Nguồn vốn doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3.370 tỷ đồng, đạt 55,25% KH.

Hiện nay, một số dự án (DA) chậm tiến độ so với cam kết như, tòa nhà của VNPT, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế, dự án Bến thuyền du lịch trên sông Hương, DA Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải mở rộng, Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Bách Việt, Khu nghỉ dưỡng Mộc Lan - Lăng Cô... Theo các cơ quan chức năng, các DA này gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp các quy định pháp luật, tiếp cận nguồn vốn vay, năng lực đáp ứng của nhà đầu tư.

Giải ngân vốn đầu tư công đang là trăn trở của lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho rằng, đây là vấn đề đặc biệt lưu tâm. Để thúc đẩy giải ngân, tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo 4 tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình triển khai dự án để sớm đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ, góp phần tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp tỉnh. Đặc biệt, tập trung thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý giám sát đầu tư công, xây dựng phần mềm quản lý đầu tư công…

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các DA trọng điểm, trong đó hỗ trợ hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai các DA. Bên cạnh, đó tiếp tục triển khai Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh. “Chúng ta cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu và hình thành một số sản phẩm mang tính đặc trưng, có tính trọng tâm để khôi phục du lịch. Triển khai các hoạt động Festival 4 mùa. Phát huy lợi thế của thành phố Festival, các loại hình hoạt động Festival, xem các kỳ Festival là sản phẩm du lịch chủ lực của Thừa Thiên Huế. Ngoài ra cần tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao, lễ hội truyền thống... Phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian thành sản phẩm du lịch”, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Điều chỉnh thời gian làm việc

Tại phiên họp, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đặng Hữu Phúc đã báo cáo dự thảo đề xuất phương án điều chỉnh thời gian làm việc trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, chính trị, xã hội của địa phương (tỉnh, cấp huyện và cấp xã) có 2 phương án. Phương án 1: buổi sáng từ 08h00 đến 11h30, buổi chiều từ 13h00 đến 17h30; phương án 2: buổi sáng từ 08h00 đến 12h00, buổi chiều từ 13h00 đến 17h00. Đối với các trường học, các cơ sở giáo dục đào tạo, bệnh viện, các cơ sở khánh chữa bệnh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tùy vào tình hình thực tế điều chỉnh thời gian làm việc phù hợp; Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cấp xã làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7h30.

Bài, ảnh: Lê Thọ

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top