ClockThứ Năm, 18/01/2024 11:07

Tập trung nhân lực giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

TTH - Năm 2023 là năm tỉnh và TP. Huế triển khai nhiều dự án (DA) trọng điểm nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) được xem là nhiệm vụ quan trọng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo tiền đề để năm 2024 hoàn thành công tác GPMB các DA trọng điểm, hoàn thiện hạ tầng góp phần cùng với cả tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm.Tăng tốc tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án giao thông trọng điểm

 Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương đang triển khai xây dựng

Năm 2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) TP. Huế đã thực hiện 106 DA với tổng diện tích đất thu hồi 265ha, trong đó thu hồi 54ha đất ở, 211ha đất nông nghiệp; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 9.550 hộ, với khoảng 38.200 nhân khẩu. Trong đó, có 65 DA mới triển khai thực hiện và 41 DA chuyển tiếp từ các năm trước (có 15 DA trọng điểm của tỉnh và thành phố), gồm: DA cầu vượt biển Thuận An, cầu Nguyễn Hoàng, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều giai đoạn 2, Chương trình phát triển các đô thị loại II (Các đô thị xanh), DA mở rộng đường Bà Triệu, hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp An Hòa giai đoạn 10 – đợt 1…

Theo lãnh đạo Trung tâm PTQĐ TP. Huế, với số lượng DA lớn, trong đó có nhiều DA trọng điểm với số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều, khối lượng công việc lớn nên trong năm 2023 đơn vị đã huy động nhân lực, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai công tác khảo sát, thẩm định và GPMB. Theo đó, trong năm trung tâm đã phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ 275 tỷ đồng, giải ngân chi trả cho các hộ dân đền bù là 230 tỷ/275 tỷ (đạt 83%); tổng diện tích đất thu hồi là 85ha, đã bàn giao mặt bằng được 65/85ha (đạt 76%).

Đến cuối tháng 12/2023, một số DA trọng điểm của thành phố và tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB, bàn giao cho đơn vị chủ đầu tư để triển khai thi công, như: DA Cải thiện môi trường nước (trong đó đã hoàn thành GPMB 7 hạng mục, hạng mục đường Phạm Văn Đồng cơ bản đã hoàn thiện phê duyệt phương án bồi thường và tái định cư, đang xử lý vướng mắc còn tồn đọng); DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư B5 Thuận An; hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp An Hòa giai đoạn 10 – đợt 1. Ngoài ra, một số DA trọng điểm khác như DA cầu Nguyễn Hoàng, đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tái định cư 07 - 08 - 09 đảm bảo tiến độ GPMB đề ra trong năm 2023 và có 41 DA chuyển tiếp đang thực hiện giải quyết các vướng mắc để hoàn thiện quyết toán việc hồ sơ đền bù.

Lãnh đạo Trung tâm PTQĐ TP. Huế cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GPMB một số DA vẫn còn chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, như: DA cầu vượt biển Thuận An, mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều giai đoạn 2, DA Các đô thị xanh. Để đẩy nhanh tiến độ các DA trọng điểm, thời gian tới trung tâm tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, thực hiện công tác GPMB nhanh, công khai dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, năm 2024 thành phố tập trung hơn nữa công tác quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt là công tác đền bù GPMB; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DA trọng điểm của tỉnh, thành phố, ưu tiên các DA di dời, GPMB các DA trọng điểm, như: Di dời dân cư khu vực I Kinh thành - phần mở rộng, Green City, tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh và cầu qua cửa Thuận An, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, Cải thiện môi trường nước, các DA chỉnh trang hai bờ sông Hương và các DA chỉnh trang đô thị Huế đã được UBND tỉnh phê duyệt, các DA có khối lượng GPMB lớn, phức tạp...

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 1: Gắn kết hữu cơ giữa các thực thể

Mô hình “Trường - Viện” đã minh chứng mang lại hiệu quả thiết thực trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao như hiện nay. Mô hình này của Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) đã được Ban Tuyên giáo Trung ương chọn là điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.

“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 1 Gắn kết hữu cơ giữa các thực thể
Nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi để phát huy tiềm năng du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch của Cố đô cũng phải được nâng lên xứng tầm với vị thế, trong đó có yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Nhân lực vừa hồng vừa chuyên

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ngoài hệ thống các trường thuộc Đại học Huế, có 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động đào tạo và cung ứng nguồn lao động đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Nhân lực vừa hồng vừa chuyên

TIN MỚI

Return to top