ClockThứ Năm, 04/08/2022 20:05

Tập trung thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia

TTH.VN - Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 7 diễn ra chiều 4/8, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở ngành, địa phương từ nay đến cuối năm cần tập trung rà soát kế hoạch, thủ tục về giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Tập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối nămPhấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 6,5% - 7,5%“Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục tốt”

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương điều hành phiên họp

Giá các mặt hàng chưa có dấu hiệu giảm

Mở đầu phiên họp, lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư thông tin về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022. Theo đó, nhờ trở lại trạng thái bình thường mới kết hợp với triển khai hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp nên lĩnh vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, tất cả các chỉ số đánh giá đều tăng, tháng sau cao hơn tháng trước, có chỉ số tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong tất cả các lĩnh vực, du lịch phục hồi khá ấn tượng. Cụ thể, trong tháng 7, lượng khách du lịch ước đạt 243,5 nghìn lượt, tăng 6,3% so với tháng trước và gấp 9,9 lần so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch ước đạt 584,99 tỷ đồng, tăng 6,82% so với tháng trước và gấp 16,6 lần so với cùng kỳ.

Mặc dù vậy, do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới trong 6 tháng đầu năm nên giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào. Điều này đã tác động mạnh lên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 3,45%. Trong tháng 7, giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm (so với tháng 6 đã giảm khoảng 22%) nhưng giá của một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu chưa có dấu hiệu giảm, chỉ số CPI tháng 7 ước tăng 0,35% so với tháng trước; bình quân 7 tháng tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Tại phiên họp, Giám đốc Sở Tài chính La Phúc Thành cũng thông tin về tình hình thu chi ngân sách. Theo đó, thu ngân sách 7 tháng đầu năm ước đạt 7.065,1 tỷ đồng, vượt 3% dự toán và tăng 17,3% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa ước đạt 6.723,6 tỷ đồng, vượt 5,2% dự toán và tăng 20,1% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 338 tỷ đồng, bằng 73,5% dự toán và tăng 8,8% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách ước đạt 5.836 tỷ đồng, bằng 49% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 1.880,9 tỷ đồng, bằng 44,1% dự toán, chi thường xuyên 3.930,5 tỷ đồng, bằng 53,3% dự toán.

Riêng giải ngân vốn đầu tư công, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ giải ngân được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm đạt 47% kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giải ngân đạt 60,1% kế hoạch; vốn nước ngoài (ODA) đạt 31,9% kế hoạch.

Xóa đói giảm nghèo bền vững là một trong những chương trình lãnh đạo tỉnh đặc biệt lưu ý

Cải thiện môi trường đầu tư

Tại phần thảo luận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung báo cáo tình hình, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 CTMTQG.

Các sở, ngành, địa phương đã trực tiếp thông tin tiến độ các dự án đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, đơn vị này thường xuyên phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư để quản lý nguồn vốn phẩn bổ về các địa phương và giám sát các dự án đang triển khai. “Sở được phân bổ 48 tỉ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp và đã thống nhất phân bổ về các địa phương. Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương rà soát lại các thủ tục liên quan”, ông Đặng Hữu Phúc nói.

Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng thông tin về tiến độ hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ nhà ở cho các huyện nghèo, hộ cận nghèo. Qua rà soát, đến nay số nhà ở trên địa bàn cần hỗ trợ sửa chữa khoảng 3.400 ngôi nhà, trong đó, huyện A Lưới hơn 2.300 ngôi nhà cần hỗ trợ. “Các địa phương, cơ quan liên quan cần lồng ghép, huy động thêm các nguồn vốn, ưu tiên hỗ trợ có các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo. Riêng việc hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài các địa phương cũng cần quản lý”, ông Phúc đề nghị.

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cũng đặc biệt lưu ý về việc thực hiện 3 CTMTQG. Theo đó, 3 CTMTQG được thực hiện trong giai đoạn này gồm: Xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói giảm nghèo bền vững. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các địa phương cần làm tốt công tác phân bổ vốn thực hiện, tránh ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; một số địa phương chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung trong từng chương trình thì cần sớm hoàn thành.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương một lần nữa nhấn mạnh về việc hỗ trợ các dự án đầu tư và thực hiện 3 CTMTQG. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đây là những vấn đề rất quan trọng. Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương cần tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2022 - 2025”. Trong đó, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo tính sẵn sàng trong công tác xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư…

“Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác giám sát chặt chẽ tiến độ, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai các dự án sản xuất công nghiệp; tiếp tục xúc tiến, kêu gọi các tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tạo năng lực mới”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương lưu ý.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Phẫu thuật khe hở môi – vòm miệng cho trẻ

Ngày 11/11, Trường đại học Y-Dược, Đại học Huế (ĐHH) và Bệnh viện Trường đại học Y-Dược Huế tổ chức buổi tiếp đón Tổ chức Alliance for Smiles, Tổ chức Rotary Club of Saigon về triển khai chương trình phẫu thuật cho các trẻ em có khe hở môi – vòm miệng.

Phẫu thuật khe hở môi – vòm miệng cho trẻ
Return to top