ClockThứ Năm, 27/06/2024 16:33

Chạy đua cập nhật sinh trắc học: Để giao dịch ngân hàng thông suốt

TTH.VN - Theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt. Thực tế, không đợi tới khi quy định về xác thực sinh trắc học (STH) này ban hành, các ngân hàng mới triển khai đến khách hàng mà trước đó, để đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân, nhiều ngân hàng đã áp dụng xác thực khuôn mặt sớm hơn quy định.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹnĐầu tư vàng cũng lắm rủi roQuản chặt thanh toán không dùng tiền mặt

 Hướng dẫn khách hàng cập nhật thông tin

Trước giờ G

Chị Mỹ Hạnh, ở thành phố Huế cho hay: Mình không hay chuyển khoản với mệnh giá lớn hơn10 triệu đồng trên app ngân hàng mà chỉ thanh toán cho các khoản chi tiêu nhỏ từ vài chục đến vài trăm ngàn là chính. Nhưng khi thấy ngân hàng gửi thông tin trên app về triển khai và hướng dẫn đăng ký STH, mình cũng mày mò thực hiện để lỡ sau này cần chuyển khoản trên 10 triệu đồng thì có thể thao tác ngay tức trên app ngân hàng. Hướng dẫn của ngân hàng khá chi tiết, tuy nhiên do chưa thành thạo nên lần đầu làm, mình có chút bối rối. Mình phải quét thông tin căn cước công dân (CCCD) 2-3 lần mới có thể hoàn thành cập nhật các thủ tục liên quan đến STH.

Để hỗ trợ khách hàng không thể tự thực hiện đăng ký STH trên điện thoại di động, các ngân hàng trên địa bàn đang tăng cường cán bộ, nhân viên hỗ trợ khách hàng thực hiện quá trình xác thực STH tại các quầy giao dịch. Nhiều ngân hàng còn tăng cường lực lượng hỗ trợ người dân thực hiện đăng ký STH tại quầy vào ngày nghỉ để hướng dẫn những khách hàng gặp khó khăn trong quá trình cập nhật thông tin như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Phú Xuân.

Cụ thể, ngân hàng này thông báo để đảm bảo tuân thủ Quyết định 2345 của NHNN, đảm bảo giao dịch an toàn và thông suốt, khách hàng cần cập nhật dữ liệu STH (khuôn mặt) bằng CCCD gắn chíp qua ứng dụng SmartBanking hoặc đến các quầy giao dịch để hỗ trợ cài đặt xác thực. Và để tăng cường hỗ trợ cài đặt xác thực STH trên ứng dụng Smartbanking tại quầy, BIDV Phú Xuân tổ chức hỗ trợ cài đặt cho khách hàng ngoài giờ giao dịch tại trụ sở chính và 3 phòng giao dịch của chi nhánh. Trong đó, đợt 1 từ 29-30/6/2024 (thứ 7 và chủ nhật) và đợt II từ 6/7-7/7/2024 (thứ 7 và chủ nhật), thời gian làm việc buổi sáng từ 8h-11h30; buổi chiều từ 13h30-17h.

 Khách hàng có thể đến quầy giao dịch ngân hàng để được hướng dẫn cập nhật thông tin

Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng khẩn trương tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ, nhân viên. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; thành lập tổ hỗ trợ khách hàng để thông báo, hướng dẫn việc xác thực STH trên dịch vụ Agribank Plus... nhằm giúp khách hàng không bị gián đoạn giao dịch sau ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Agribank Thừa Thiên Huế đang tăng cường cán bộ, nhân viên hỗ trợ khách hàng thực hiện quá trình xác thực STH tại các quầy giao dịch; gửi market và video hướng dẫn xác thực STH đến khách hàng để khách hàng thao tác tại nhà; đăng thông tin lên trang Fanpage của chi nhánh để khách hàng nắm bắt thông tin và thao tác xác thực

Đồng hành cùng khách hàng

Để sẵn sàng cho việc triển khai áp dụng Quyết định 2345 kể từ ngày 1/7/2024, lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn tổ chức triển khai truyền thông, hướng dẫn thực hiện đến toàn bộ khách hàng về việc triển khai các biện pháp xác thực giao dịch tương ứng với hạn mức giao dịch theo quy định tại Quyết định 2345. Chuẩn bị sẵn phương án, kênh hotline và bố trí cán bộ trực 24/7 để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khách hàng đăng ký, sử dụng thông tin xác thực STH.

Đồng thời, chủ động phối hợp các tổ chức khác có liên quan chuẩn bị sẵn sàng phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đăng ký, sử dụng dịch vụ xác thực bằng STH từ ngày 1/7/2024. Triển khai các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin.

NHNN cũng có hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán liên quan đến thực hiện quyết định này. Theo đó, đối với khách hàng chưa có CCCD gắn chíp (khách hàng chỉ có chứng minh nhân dân hoặc CCCD không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật), biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng STH của khách hàng đối với giao dịch loại C, D quy định tại Điều 1 Quyết định 2345 được thực hiện bằng cách khớp đúng với dữ liệu STH được lưu trong cơ sở dữ liệu STH về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, trong đó việc kiểm tra được thực hiện bằng phương thức gặp mặt trực tiếp. Các đơn vị thực hiện hướng dẫn khách hàng thuộc đối tượng này nếu có nhu cầu thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng thì đăng ký thông tin sinh trắc học trực tiếp tại quầy giao dịch.

 Khách hàng cập nhật sinh trắc học

Đối với khách hàng có CCCD gắn chíp nhưng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC (kết nối không dây trong phạm vi ngắn), biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng đối với giao dịch loại C, D quy định tại Điều 1 Quyết định 2345 được thực hiện thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc khớp đúng với dữ liệu STH được lưu trong cơ sở dữ liệu STH về khách hàng đã thu thập và kiểm tra.

Việc kiểm tra thực hiện được tiến hành như sau: khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng STH của khách hàng với dữ liệu STH trong chíp của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp bằng cách thực hiện tại quầy giao dịch, thông qua thiết bị/điện thoại đọc CCCD gắn chíp của đơn vị; hoặc khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng STH của khách hàng thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Đối với giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử thông qua tài khoản thanh toán/thẻ ghi nợ liên kết chính chủ, nếu khách hàng đã thực hiện xác thực chính chủ với ngân hàng khi thực hiện liên kết bằng biện pháp xác thực đối với giao giao dịch loại B hoặc cao hơn (trừ biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng STH gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh) thì không bắt buộc áp dụng biện pháp xác thực đối với các giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử có hạn mức giá trị của giao dịch dưới 10 triệu đồng và hoặc lũy kế dưới 20 triệu đồng/ngày.

Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy nhanh tiến độ đối chiếu sinh trắc học

Để đảm bảo đến ngày 1/1/2025, các tài khoản thanh toán cá nhân qua ngân hàng số đều thực hiện đăng ký sinh trắc học, Ngân hàng Nhà nước tỉnh yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hỗ trợ người dân đăng ký xác thực sinh trắc học.

Đẩy nhanh tiến độ đối chiếu sinh trắc học
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top