ClockThứ Ba, 15/06/2021 06:45

Thêm cơ hội cấp nước cho người dân vùng cao

TTH - Người dân thôn định cư Ta Ay Ta (sáp nhập thôn Tà Ay và thôn Ta), xã Trung Sơn, huyện A Lưới không cần đi xa để lấy nước về sử dụng vì giờ đây đường ống cấp nước đã được đưa về tận thôn.

Nước sạch về vùng xaNước sạch về xã bãi ngang

Niềm vui nước về tận thôn (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Niềm mong mỏi thành hiện thực

Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là niềm mong mỏi nhiều đời nay của các hộ dân thôn định cư Ta Ay Ta. Niềm mong mỏi ấy đã thành hiện thực trong những ngày đầu tháng 6, những dòng nước đầu tiên từ hạng mục cấp nước cho khu định cư Tà Ay (nay là thôn Ta Ay Ta) đã được đầu tư và đi vào vận hành. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung này do Ban Quản lý dự án (DA) đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới thực hiện, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi.

Ngày trước, người dân chỉ sử dụng nước giếng đào hoặc nước khe suối cho sinh hoạt. Vào mùa khô, khe suối khô cạn, nhiều gia đình phải đi gánh nước ở suối hoặc các khe cách nhà hàng km về tích trữ trong thùng nhựa để dùng dần. Hộ có điều kiện thì mua ống nhựa dẫn nước từ núi cao về, tuy nhiên vào mùa khô thường xuyên thiếu nước, còn mùa mưa thì lá cây bịt ống dẫn nước gây tắc, trôi ống...

Ngày đường ống nước được kéo về thôn, ai ai cũng phấn khởi. Chị Hồ Thị Sao, thôn Ta Ay Ta xúc động, trước đây, để có nước sinh hoạt, gia đình tôi thường phải đi gánh nước hàng cây số vừa vất vả lại rất nguy hiểm do đường núi hiểm trở. Giờ nước sạch được dẫn về tận thôn, chất lượng đảm bảo không còn mùi khó chịu...

Ông Lê Văn Nghếu, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn chia sẻ, công trình được đưa vào sử dụng không chỉ tạo điều kiện để bà con được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, góp phần cải thiện đời sống, sức khỏe mà còn giúp địa phương sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới đúng kế hoạch. Trên cơ sở thành công của DA này, xã đang vận động người dân lắp đặt đường ống về từng hộ, giúp người dân thuận tiện hơn trong sử dụng nguồn nước.

Tập trung quản lý, vận hành hiệu quả

Rút kinh nghiệm từ công tác vận hành hệ thống nước tự chảy của các DA trước đây, UBND xã Trung Sơn tiến hành giao công trình cấp nước cho tổ vận hành công trình. Các thành viên trong tổ ngoài thực hiện vận hành, bảo trì các thiết bị, sẽ hỗ trợ người dân lắp đặt hệ thống nước, đồng hồ về tận nhà dân. Mỗi hộ dân được lắp đặt nước tận nhà sẽ đóng góp một phần kinh phí nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành công trình bền vững.

Ông Hồ Văn Miên, Giám đốc Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới thông tin, DA đã đầu tư xây dựng đập dâng nước tại khe Ka Lang thôn Ta Ay Ta, xã Trung Sơn, xây dựng các bể chứa nước giai đoạn 1 với dung tích 50m3 phục vụ cấp nước cho 30 hộ dân/bể. Cùng với đó, đơn vị thi công tiến hành lắp đặt tuyến ống nước thô HDPE DN125 từ đập về bể chứa dài khoảng 350m, lắp đặt tuyến ống nước cấp HDPE DN 110 từ bể chứa về đến đường Hồ Chí Minh dài 2.358m và 1 tuyến ống cấp nước DHPE DN 75 dọc đường bê tông liên thôn dài 560m. Vì thế, người dân có thể lắp đặt đường ống về tận nhà.

Ông Miên kỳ vọng, công trình này nếu phát huy hiệu quả có thể đảm bảo cấp nước không chỉ cho thôn Ta Ay Ta mà còn có thể cấp nước cho toàn xã Trung Sơn. Tuy nhiên, hiện hệ thống sen trụ, vòi, đường ống, bể chứa vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, vì thế số hộ tiếp cận với hệ thống nước vẫn hạn chế trong phạm vi của thôn. Ban đang đề xuất với huyện, xã huy động thêm các nguồn xã hội hóa để đầu tư đồng bộ hệ thống cấp nước trên, đảm bảo cấp nước cho người dân toàn xã Trung Sơn, góp phần nâng cao tỷ lệ hộ dân được tiếp cận với nước đã qua xử lý.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

TIN MỚI

Return to top