ClockThứ Năm, 08/09/2022 16:05

Các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm lên gần 1%

Bước sang đầu tháng 9/2022, các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm từ 0,1 – 0,95% tùy kỳ hạn. Điều này cho thấy, áp lực lạm phát cùng việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 37% xuống 34% từ ngày 1/10 tới theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN.

Đưa máy ATM tại Điền Lộc vào vận hànhChính sách tài khóa: 'Liều thuốc' cho nền kinh tếTiền “chảy” vào ngân hàng“Ngóng” điều chỉnh hạn mức tín dụng

Lãi suất cao nhất 8,8%/năm

Các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất tăng từ đầu tháng 9/2022. Ảnh: Techcombank

Theo ghi nhận, lãi suất của các ngân hàng mhư SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, VietABank, HDBank, TPBank, KienlongBank, Nam A Bank… trong những ngày đầu tháng 9/2022 tiếp tục được điều chỉnh tăng so với tháng 8/2022.

So với cùng kỳ tháng 8/2022, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước như Vietcombank, BIDV… duy trì ổn định ở tất cả các kỳ hạn. Trái ngược lại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại khối NHTM cổ phần tiếp tục xu hướng tăng.

Cụ thể, lãi suất tiết kiệm tại quầy bằng đồng VND mới nhất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã điều chỉnh tăng thêm 0,2%/năm so với cùng kỳ tháng 8/2022. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng đều tăng thêm 0,2%/năm và lần lượt niêm yết là 5,4%/năm, 6,0%/năm, 6,4%/năm.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,1% tại một số kỳ hạn, nâng lên mức 6,1% - 6,2%/năm với điều kiện gửi từ 500 triệu đồng trở lên tại kỳ hạn 6 tháng.

Tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), các kỳ hạn ngắn từ 1 - 5 tháng, lãi suất huy động được điều chỉnh tăng thêm 0,1%, lên mức 4%/năm; với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động tăng thêm 0,15%, lên 6,5%/năm; các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất cũng được điều chỉnh tăng thêm 0,1%, lên 6,9 - 7%/năm.

Đáng lưu ý, biểu lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã có những điều chỉnh tăng rất mạnh, với mức tăng từ 0,2 - 0,95% tùy theo từng kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn 3 tháng có lãi suất tiết kiệm tăng 0,2% lên 3,8%; kỳ hạn 6 tháng lãi suất tiết kiệm tăng 0,43% lên 5,3%; kỳ hạn 12 tháng tăng 0,53% lên 6,1%; kỳ hạn 24 tháng tăng 0,95% lên 6,7%/năm…

Tuy nhiên, trong số các ngân hàng khảo sát, lãi suất huy động cao nhất hiện thuộc về Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với 8,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, tăng 0,5%/năm so với biểu lãi suất niêm yết trước đó. Đây cũng là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ABBank.

Tiếp sau là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) với 7,85%/năm. Đây là lãi suất áp dụng cho Chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND với mệnh giá tối thiểu từ 100 triệu đồng kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cho sản phẩm này kỳ hạn 24 tháng là 7,7%/năm.

Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất huy động cao nhất trên 7%/năm như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Đây cũng được xem là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất thị trường khi lãi suất huy động tại các kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng đều niêm yết ở mức 7,3%/năm.

Tương tự, Kienlongbank cũng ghi nhận lãi suất lên tới 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Trong khi đó, Techcombank cũng dành mức lãi suất huy động cho kỳ hạn 12 tháng lên tới 7,1%/năm. Tuy nhiên, để đạt được mức lãi suất này, khách hàng phải có mức tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và cam kết không được tất toán trước hạn.

Áp lực tăng lãi suất

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, việc tăng lãi suất huy động từ nay đến cuối năm là điều không tránh khỏi. Nguyên nhân là các ngân hàng đang bị áp lực chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát tháng 7 và tháng 8 tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ 2021... Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,64%.

Lý giải về sự gia tăng trên, Tổng cục Thống kê chỉ ra, mức tăng này do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và bước sang năm học mới 2022 - 2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022.

Ngoài ra, trong một phân tích gần đây, Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, do chênh lệch tăng trưởng tín dụng - tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào, nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh và hạn mức tín dụng được nới sẽ là áp lực tăng lãi suất huy động đến cuối năm.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% từ ngày 1/10 tới theo Thông tư 08/2021/TT-NHNN và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2022.

Thực tế cho thấy, theo thống kê của NHNN, tính đến 15/8/2022, tín dụng tăng 9,6%. Trong khi đó, theo số liệu từ NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 8/2022, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng tại địa bàn đạt trên 3,1 triệu tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối tháng trước và tăng 11% so với cuối năm 2021.

So với cùng thời điểm các năm trước, tăng trưởng tín dụng 8 tháng năm 2022 trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, so với các tháng trước đây thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong hai tháng qua đã thấp hơn nhiều. Việc nới room tín dụng mới đây được các ngân hàng kỳ vọng sẽ sớm giảm được áp lực trong thời điểm cuối năm.

Tuy nhiên, báo cáo thị trường tiền tệ mới nhất của SSI Research cũng cho hay, hạn mức tín dụng cho các ngân hàng sẽ được công bố, song hạn mức tăng trưởng tín dụng chỉ điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Như vậy, điều này tương đương với việc sẽ có khoảng hơn 457 nghìn tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3 - 5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.

Với các phân tích đó, các chuyên gia của SSI dự báo: “Lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 - 70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%”.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Giá xăng gần 21 nghìn đồng/lít

Đó là thông tin vừa được Liên Bộ Công Thương-Tài chính công bố điều chỉnh giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 7/11.

Giá xăng gần 21 nghìn đồng lít
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu trong nước (trừ mazut) tiếp tục giảm nhẹ sau phiên điều hành bắt đầu từ 15h ngày 24/10. Đây là thông tin vừa được Liên bộ Công Thương- Tài chính thông báo.

Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ
Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
Return to top