ClockThứ Năm, 19/10/2023 11:42

Thêm “phương tiện” tái hòa nhập cộng đồng

TTH - Những khách hàng đầu tiên của chương trình vay vốn theo Quyết định 22/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù vừa được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân. Chính sách này đã thể hiện được tính nhân văn của Đảng và Nhà nước giúp người chấp hành xong án phạt tù có thêm cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

Giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tùNhững chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân khoản vay theo Quyết định 22 

Giải ngân các khoản vay đầu tiên

Ông VĐP vừa chấp hành xong án phạt tù vào tháng 2/2022 và đang sinh sống tại Hương Bình, thị xã Hương Trà. Sau thời gian chấp hành án phạt, anh nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính quyền cũng như sự động viên của người thân gia đình. Quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, anh nỗ lực hơn trong phát triển kinh tế trở thành trụ cột chính trong gia đình.

Để giúp anh tái hòa nhập cộng đồng, cán bộ NHCSXH phối hợp với công an xã, chính quyền địa phương đã trực tiếp về tận nhà để tìm hiểu nhu cầu làm ăn cũng như những định hướng sắp tới của gia đình. Sau một thời gian được tổ tiết kiệm và vay vốn cùng các hội đoàn thể, chính quyền địa phương hỗ trợ thực hiện thủ tục liên quan, ngày 11/10/2023, gia đình được Phòng giao dịch NHCSXH Hương Trà giải ngân cho vay vốn với số tiền 100 triệu đồng đầu tư mở rộng vườn ươm cây giống.

Chị N. vợ anh P., chia sẻ, sau 1 thời gian trở về nhà anh P l. đã rất nỗ lực làm lại cuộc đời. Anh dự định sẽ đầu tư cải tạo, mở rộng quy mô vườn ươm để phát triển kinh tế ổn định hơn. Ban đầu còn khó khăn về vốn nhưng nhờ chính quyền địa phương, NHCSXH tin tưởng, tạo điều kiện, vợ chồng tôi đã tiếp cận được vốn vay ưu đãi từ đây cũng có điều kiện mở rộng quy mô vườn ươm cây giống, vừa tạo thu nhập ổn định cho gia đình vừa giúp anh xóa đi những mặc cảm, quyết tâm sống có ích hơn.

Ngoài Hương Trà, trong những ngày qua, các Phòng giao dịch Phong Điền, Nam Đông, A Lưới… đều đã giải ngân các khoản vay đầu tiên cho gia đình người chấp hành xong án phạt tù vay vốn.

Chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Chính phủ là một trong những chính sách quan trọng mang ý nghĩa nhân văn, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng khi trở về địa phương. Theo quyết định này, người chấp hành xong án phạt tù hay cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù sẽ được tiếp cận với vốn vay ưu đãi của NHCSXH.

Với người chấp hành xong án phạt tù nếu có nhu cầu vay vốn và có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội và được công an cấp xã lập danh sách, UBND cấp xã ký xác nhận sẽ được vay vốn ưu đãi. Thời gian được tiếp cận với vốn vay ưu đãi kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm. Người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay vốn theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với NHCSXH.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật có sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù, nếu có phương án vay vốn và được UBND cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận sẽ được NHCSXH cho vay trực tiếp.

Người chấp hành xong án phạt tù sẽ được vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người để đào tạo nghề; vay 100 triệu đồng/người để sản xuất, kinh doanh. Đối với cơ sở kinh doanh có thể vay với mức vốn tối đa không quá 2 tỷ đồng và vay không quá 100 triệu đồng/lao động. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

Tăng cường công tác phối hợp

Chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Nhận thức được điều đó, ngay khi chính sách có hiệu lực (ngày 10/10/2023), những khách hàng đầu tiên đã được NHCSXH tiến hành giải ngân cho vay để phát triển kinh tế gia đình.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, thực hiện Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời, khẩn trương phối hợp với công an cấp xã rà soát, nắm bắt nhanh nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của các đối tượng thuộc diện thụ hưởng. Chủ động báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT huyện, phối hợp với UBND, công an các xã, thị trấn, tổ chức hội nhận uỷ thác và tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố tiến hành rà soát danh sách các đối tượng thụ hưởng, các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay, hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ vay và giải ngân cho vay theo quy định.

Hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đã đăng ký tổng vốn 1,85 tỷ đồng cho 22 khách hàng vay vốn theo Quyết định 22, đồng thời tiếp tục rà soát bổ sung nguồn vốn.

Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục phối hợp với đầu mối là công an tỉnh, huyện, chính quyền địa phương để triển khai tốt chương trình, hướng dẫn hồ sơ thủ tục theo quy định tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận vốn vay. Đồng thời, triển khai các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, giúp lan tỏa chính sách này trong cộng đồng, ông Tuấn chia sẻ.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Là ý kiến chỉ đạo của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40) tổ chức chiều 14/8.

Đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
Đồng hành cùng hoạt động tín dụng chính sách

Là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách (Chỉ thị 40) trên địa bàn tỉnh ngày 28/6.

Đồng hành cùng hoạt động tín dụng chính sách
Chỉ thị 40 và sức mạnh từ sự đồng lòng - Bài 2: Để vốn đối ứng địa phương là “trợ lực”

Trong điều kiện nguồn lực của địa phương khá hạn chế nhưng những năm qua, UBND tỉnh và các huyện, thị, thành phố đã quan tâm dành nguồn ngân sách Nhà nước ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần cùng nguồn vốn của Trung ương trợ lực cho người dân phát triển kinh tế.

Chỉ thị 40 và sức mạnh từ sự đồng lòng - Bài 2 Để vốn đối ứng địa phương là “trợ lực”
Vốn nhà ở xã hội luôn được “săn đón”

Trong tình hình lãi suất cho vay đang ở mức cao từ 10 đến 15%/năm như hiện nay, chương trình vay vốn nhà ở xã hội với mức lãi suất thấp, chỉ 4,8%/năm (0,4%/tháng), thời hạn cho vay tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân, nguồn vốn vay nhà ở xã hội được nhiều người “săn đón” khi có nhu cầu về nhà ở.

Vốn nhà ở xã hội luôn được “săn đón”
Giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP

Ngày 18/8, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nam Đông đã hoàn thành hồ sơ thủ tục theo quy định và đã tiến hành giải ngân hỗ trợ nhà ở cho 4 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (Nghị định số 28 của Chính phủ).

Giải ngân hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28 2022 NĐ-CP

TIN MỚI

Return to top