ClockThứ Hai, 02/10/2017 05:31

Theo chân người cạo mủ cao su

TTH - Nhìn những dòng “vàng trắng”, công sức của người nông dân tràn ra, hòa vào đất, chúng tôi chỉ biết ngẩng mặt ngó trời... Cười mà nước mắt lẫn nước mưa, anh An bộc bạch.

3 giờ sáng, vợ chồng anh Bùi Quốc An và chị Nguyễn Thị Diễm (thôn Vinh Điền, xã Bình Điền, TX.Hương Trà) đã thức dậy để chuẩn bị cho ngày làm việc mới của mình.

Người thợ cạo cần mẫn khai thác mủ cao su trong đêm

“Đáng lẽ phải đi từ lúc nửa đêm để làm cho kịp thời gian và đúng với quy trình kỹ thuật cạo mủ mới đạt năng suất nhưng vì hôm qua trời mưa, cây còn ướt. Những ngày này phải tranh thủ cạo rồi làm thêm những việc khác chuẩn bị sắm sửa cho bọn nhỏ đến trường”, nói rồi anh An vội xỏ đôi ủng đã sờn cùng với chiếc xe máy cũ kỹ, vợ chồng anh men theo con đường gần 5 km để đến cánh rừng cao su của gia đình.

Anh An nhanh chóng gắn đèn pin lên trán, đốt nhang muỗi gài lên nón, giải thích: “Lúc nào đàn muỗi cũng vo ve xung quanh, chực chờ chích vào tay, vào mặt, nhất là mùa mưa vì vậy những cây nhang trừ muỗi luôn là thứ không thể thiếu của người làm nghề này”.

 

Vừa đưa những nhát dao chỉ ước lượng mà chính xác như được đo bằng máy vừa kể về chuyện nghề của một người thợ cạo mủ cao su có kinh nghiệm gần 3 năm, anh An bộc bạch: “Mùa mưa trước, khi đang thực hiện những miệng cạo cuối cùng, bất chợt có cơn mưa kéo đến, tôi vội vã xách xô đội mưa cố gắng “cứu” những chén mủ gần nhất. Nhưng chỉ thu được vài chén đành bất lực nhìn số còn lại ngập trong nước. Nhìn những dòng “vàng trắng”, công sức của người nông dân bị tràn ra, hòa vào đất, chúng tôi chỉ biết ngẩng mặt ngó trời... Cười mà nước mắt lẫn nước mưa”.

Cạnh bên là đồi cao su của chị Nguyễn Thị Nhung. “Tiếp xúc nhiều với ánh đèn pin trong điều kiện thiếu sáng khiến mắt tôi yếu hơn hẳn so với những người cùng tuổi. Hết đứng rồi lại cúi cả đêm nên giờ đây tôi mắc chứng đau lưng, cứ trở trời là mệt”, chị Nhung chia sẻ.

Giữa màn đêm, dưới những cánh rừng cao su, ánh đèn pin lúc mờ, lúc tỏ, huyền ảo như một khu rừng đom đóm. Bàn tay những người thợ cạo mủ cao su hoạt động liên hồi như cỗ máy, không ngơi nghỉ.

Sau khoảng 3 giờ đồng hồ, khi trời bắt đầu hửng sáng cũng là lúc những người thợ hoàn tất việc cạo mủ. Mọi người tranh thủ ăn sáng rồi mắc võng chợp mắt lấy sức bắt đầu cho công việc trút mủ vào thùng.

Đúng 8 giờ sáng, những người thợ cạo bắt đầu gom mủ vào các xô lớn. Tận dụng địa hình dốc núi, anh An tự chế hệ thống ròng rọc bánh đà để chuyển những thùng mủ xuống chân núi. Cứ thế vợ chồng anh, người trên, người dưới đồi, những thùng mủ cuối cùng cũng được đặt chắc chắn lên khung sắt gắn sau yên xe, nhanh chóng được chở về nơi thu mua trước khi đưa đến nhà máy sản xuất.

Hơn 10 năm làm bạn với cây cao su, anh Lê Đức Bình (thôn Bình Thuận, xã Bình Điền, Hương Trà) đã có một cơ ngơi khang trang. Từ hai bàn tay trắng, giờ đây anh có hơn 5 ha diện tích rừng cao su với gần 3.000 cây cho mủ quanh năm.

Anh Bình chia sẻ: “Cây cao su thực sự đã “cứu sống” gia đình tôi, nhờ thu nhập ổn định từ cao su, tôi mạnh dạn phát triển thêm ao cá và chuồng trại, sửa sang nhà cửa. Hàng ngày tôi thuê khoảng 10 thợ cạo để khai thác mủ, công việc tuy vất vả nhưng thu nhập khá ổn nên anh em ai cũng phấn khởi”.

Chị Diễm cũng vui mừng khi nhắc đến cánh rừng cao su: “Thời điểm giá mủ quá thấp nhiều người chặt phá cả mấy ha rừng nhưng vợ chồng tôi quyết tâm giữ rừng, giữ cây. Cũng may giá mủ sớm ổn định nhờ vậy mà cuộc sống mới khấm khá”.

Đời sống người lao động nghề này gắn liền với những cánh rừng ngút ngàn, quanh năm suốt tháng họ chỉ ngơi tay vào mùa cao su rụng lá...

Bài, ảnh: Võ Thùy Trang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bánh bao dạo - theo chân người làm nghề

Dừng xe trên một đoạn đường Bạch Đằng, dọc sông Đông Ba, tôi nghe hai người phụ nữ nói chuyện mua - bán bánh bao. Người phụ nữ lam lũ nhưng còn khá trẻ với nụ cười tươi, chị nói khi tôi cũng mua vài cái về làm quà chiều cho con: “Nghề ni đi ngoài đường cũng cực lắm chị, mưa nắng dãi dầu, chủ yếu lấy công làm lời mà nuôi con”.

Bánh bao dạo - theo chân người làm nghề
Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi

Bỏ ra gần 23 năm sưu tầm, khảo cứu (từ năm 2001), đến cuối năm 2023, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho xuất bản cuốn “Đặc khảo về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi ở Việt Nam” (Nxb Thanh Niên, tháng 11/2023). Sách dày 145 trang, đặc biệt có rất nhiều ảnh tư liệu in màu, minh họa cho các nội dung, nên sách càng tăng tính mỹ thuật và giá trị nghiên cứu.

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi
Tuyển người nào chắc người đó

Với phương châm tuyển người nào chắc người đó, công tác chuẩn bị giao nhận quân của huyện Quảng Điền được tổ chức chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Tuyển người nào chắc người đó
Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình

5 năm qua, công tác hội và phong trào nông dân toàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận. Nhiệm kỳ mới, Hội Nông dân (HND) tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhằm góp phần cùng với toàn tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Về những kết quả nổi bật của công tác hội và phong trào nông dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá:

Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình
Nỗ lực phát triển người tham gia bảo hiểm

Sáu tháng đầu năm 2023, nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) và Nhân dân, tác động mạnh đến công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm nên Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm phát triển người tham gia các hình thức bảo hiểm.

Nỗ lực phát triển người tham gia bảo hiểm

TIN MỚI

Return to top