ClockThứ Tư, 31/01/2024 11:11

Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi

TTH - Bỏ ra gần 23 năm sưu tầm, khảo cứu (từ năm 2001), đến cuối năm 2023, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho xuất bản cuốn “Đặc khảo về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi ở Việt Nam” (Nxb Thanh Niên, tháng 11/2023). Sách dày 145 trang, đặc biệt có rất nhiều ảnh tư liệu in màu, minh họa cho các nội dung, nên sách càng tăng tính mỹ thuật và giá trị nghiên cứu.

Chàng trai Tà Ôi trưởng thành từ quân ngũA Roàng xa mà gầnDành cả cuộc đời gắn bó với zèng

Bìa cuốn sách giới thiệu về tết Aza của Khánh Phong 

Nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho biết, để hoàn tất công trình này, tác giả đã tỉ mẩn ghi chép hàng trăm trang tư liệu qua các đợt điền dã, sưu tầm, ghi chép của nhiều nhân chứng văn hóa người Tà Ôi nổi tiếng như Nghệ nhân Nhân dân Quỳnh Hoàng (Cu Xân), Nguyễn Hoài Nam (Pi Hooih Cu Lai), Hồ Văn Hạnh (Vỗ Dương, A Đốt), A Ren Đời, Ta Dưr Tư… Tác giả cũng đã nghiên cứu 23 công trình có liên quan đến tết cổ truyền Aza của người Tà Ôi được công bố trên các báo, tạp chí từ năm 1984 đến nay. Theo đó, các công trình nói trên chủ yếu phản ảnh các nội dung liên quan đến người dân tộc thiểu số Tà Ôi: việc thờ cúng thần linh; văn hóa nghề truyền thống (canh tác nương rẫy, săn bắt thú, đánh cá, dệt zèng, đan lát, làm nhạc cụ…); nghệ thuật diễn xướng; nghệ thuật trang trí (cột lễ đâm trâu, trang trí đàn cúng…); văn hóa giao tiếp (đón khách, tiễn khách, kết nghĩa giữa các làng kalơơ…).

Chừng đó là chưa đủ cho bức tranh toàn cảnh về Tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi vốn vô cùng phong phú. Công trình của Trần Nguyễn Khánh Phong gồm có 4 phần chính. Ở phần thứ nhất: Tổng quan về người Tà Ôi ở Việt Nam và nguồn gốc Tết Aza cổ truyền, theo tác giả, “khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa trên rẫy đã về nằm trong kho, người dân dọn dẹp nhà cửa, đường sá và tranh thủ đi rừng vài ngày để kiếm nguồn sản vật cho ngày Tết Aza. Và tùy thuộc vào từng gia đình, dòng họ và từng làng mà người Tà Ôi có lịch ăn tết riêng…”. Người Tà Ôi có hai cách đón Tết Aza, đó là Tết Aza Koonh hay còn gọi là Tết Aza Pựt (tết lớn, thường tổ chức 5 năm một lần), và Tết Aza Kăn hay còn gọi là Tết Aza Kâr loh ku (tết nhỏ, tổ chức thường niên). Tác giả đã thống kê thời gian, 13 ngôi làng từng tổ chức lồng ghép lễ Tết Aza trên địa bàn huyện A Lưới.

Phần hai, “Lễ tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi qua thực hành nghi lễ”. Phần này đề cập đến đặc điểm nông lịch của người Tà Ôi. Tính theo thời vụ, một năm của người Tà Ôi có 10 tháng, từ tháng 1 đến tháng 4 là mùa ngô, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa lúa. Điều thú vị là thời gian của tháng 10 dài gấp 3 tháng của người Việt, bằng các tháng 10, 11, 12 cộng lại. Vì thế, lịch tháng của người Tà Ôi hiện nay vẫn có sự bảo lưu tính cổ truyền và có sự điều chỉnh phù hợp với lịch hiện đại. Công việc của người Tà Ôi chuẩn bị đón Tết Aza trước hết là giao ước. Để quyết định khi nào Tết Aza được tổ chức, chủ làng, chủ họ, các chủ nhà cùng họp tại nhà rông. Sau khi thống nhất, chủ làng chuẩn bị một vò rượu cần vừa ủ xong, lấy tay đậy vò rượu và khấn, khi nào rượu trong vò lên men thì Tết Aza được tổ chức chính thức. Cầu mong cho vò rượu thơm ngon, đừng chua, đừng nhạt cho lễ Tết được trọn vẹn… Lễ tiếp theo là tẩy rửa, với ý nghĩa như dòng nước trong sạch linh thiêng, tẩy uế mọi tội lỗi dơ bẩn do con cháu gây ra. Công việc chuẩn bị lễ vật cho Tết Aza là rất quan trọng và có điều kiêng cử là không cho người lạ vào làng, vì sợ khách mang theo xui xẻo sẽ làm thức ăn, thức uống hư hỏng…

Thực hành nghi lễ Tết Aza cổ truyền phản ảnh thế giới quan độc đáo của người Tà Ôi. Lễ tết Aza được xem như là nghi lễ lớn nhất trong năm, người Tà Ôi cúng tạ ơn các vị thần linh, đặc biệt là nữ thần Tro (thần Lúa)... Nghi lễ Tết Aza được tổ chức trong 3 lần cúng, bao gồm lễ cúng ở rẫy, lễ cúng ở nhà, lễ cúng ở cộng đồng làng. Tất cả các lễ cúng này chỉ diễn ra trong nửa ngày đầu của tết Aza. Luật tục Tà Ôi quy định việc cúng ở rẫy, ở gia đình, hay cúng ở làng thì người chủ lễ vẫn là phụ nữ, đó là vợ của chủ nhà, vợ của chủ họ, vợ của chủ làng.

Phần ba của công trình là “Lễ tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi qua phần hội”. Sau khi lễ cúng Yàng đã xong, lễ ăn chung đã trọn vẹn, tất cả mọi người có mặt ở nhà rông đứng dậy, nắm tay nhau. Chủ làng cất tiếng gáy như gà trống và con dân trong làng hưởng ứng ba lần cất tiếng gáy liên hồi. Sau nghi thức này, chủ làng thực hiện việc bàn giao mâm cỗ để mời các vị khách quý với các điệu Cà lơi. Các vị khách chung vui với dân làng, cùng ăn uống, hát hò, nhảy múa… Có 11 trò chơi trong ngày Tết Aza được tác giả thống kê: Parrung (leo cột cao), Chook mưk (đi chống chân lên trời), Peenh Panneeh (bắn nỏ)…

Phần cuối, công trình đề cập đến sự biến đổi Tết Aza qua thời gian, trong bối cảnh phát triển xã hội đương đại.

Đến nay, giới nghiên cứu cả nước đã có hàng chục công trình nghiên cứu về Tết cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhưng về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi thì việc nghiên cứu đang còn rất ít ỏi. Vì vậy công trình nghiên cứu này của Trần Nguyễn Khánh Phong càng thêm giá trị, góp phần thiết thực vào bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Tà Ôi trong đời sống hiện nay.

Hồ Đăng Thanh Ngọc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyển người nào chắc người đó

Với phương châm tuyển người nào chắc người đó, công tác chuẩn bị giao nhận quân của huyện Quảng Điền được tổ chức chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Tuyển người nào chắc người đó
A Roàng xa mà gần

A Roàng là xã biên giới của huyện A Lưới, cách trung tâm TP. Huế khoảng 90km. Bà con sinh sống nơi đây chủ yếu là đồng bào Tà Ôi. Nằm dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, A Roàng xưa nghèo đói, đi lại vô cùng khó khăn, nay lại đang là một điểm đến hấp dẫn với những du khách yêu thích vẻ đẹp mộc mạc của con người, bản làng nơi núi rừng hoang sơ, hay thả mình trong những thác, những hồ giữa đại ngàn.

A Roàng xa mà gần
Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình

5 năm qua, công tác hội và phong trào nông dân toàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đáng ghi nhận. Nhiệm kỳ mới, Hội Nông dân (HND) tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhằm góp phần cùng với toàn tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Về những kết quả nổi bật của công tác hội và phong trào nông dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá:

Người nông dân có quyền làm giàu trên mảnh đất của mình
Nỗ lực phát triển người tham gia bảo hiểm

Sáu tháng đầu năm 2023, nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập của doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) và Nhân dân, tác động mạnh đến công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm nên Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm phát triển người tham gia các hình thức bảo hiểm.

Nỗ lực phát triển người tham gia bảo hiểm

TIN MỚI

Return to top