ClockThứ Sáu, 19/06/2020 06:30

Đa dạng dòng vốn tái cấu trúc doanh nghiệp

TTH - Các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đang triển khai 45 chương trình, gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) vay vốn khôi phục, phát triển sản xuất cùng nhiều nguồn quỹ với nhiều gói lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tiếp cận với các gói vay không hề giản đơn.

Kêu gọi nhà đầu tư tiềm năng vào khu kinh tế, khu công nghiệpSức hút từ Chân Mây - Lăng Cô

Nhiều nguồn vốn được Ngân hàng NN và PTNT triển khai

Nhiều dòng vốn ưu đãi

Qua đợt dịch COVID-19, “sức khỏe” của DN giảm sút. Một số lĩnh vực như: giao thông vận tải và du lịch, xuất nhập khẩu... gặp khó khăn lớn khi hiện nay việc giao thương với các nước vẫn đang bị ngưng trệ. Nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là DN chưa thể tăng trở lại, dù mức trần lãi suất đang được các ngân hàng điều chỉnh giảm.

Một loạt các chương trình tín dụng trọng điểm tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn, được các ngân hàng triển khai với nhiều ưu đãi. Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp nông thôn, DN nhỏ và vừa (DNNVV), cho vay hàng xuất khẩu, DN ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ chỉ còn 5%. Trong đó, DNNVV được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ thấp hơn 1%-4%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường. Để được áp dụng mức trần lãi suất như trên, khách hàng phải được TCTD đánh giá có tình hình tài chính minh bạch và lành mạnh.

Ngoài ra, các chương trình cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch cũng được triển khai.

Đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển (BIDV) thông tin, đơn vị đang triển khai các gói tín dụng hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, các khách hàng hiện hữu của BIDV sẽ được giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1% khi vay vốn mới. Gói tín dụng 8.000 tỷ đồng của BIDV dành cho khách hàng DN FDI hiện đang giảm 1,5% so với lãi suất niêm yết.

Ông Bùi Hoàng Tùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ cho vay Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa thông tin, quỹ có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, hiện đang cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giao vốn cho ngân hàng thương mại, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ tăng cường năng lực cho DNNVV; tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV… Lãi suất cho vay ngắn hạn của quỹ chỉ 4,16%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn 6%/năm. Mức cho vay tối đa đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh không quá 80% tổng vốn đầu tư, thời hạn cho vay tối đa không quá bảy năm, thời gian ân hạn tối đa hai năm.

Theo ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, NHNN yêu cầu các TCTD đa dạng hóa các chương trình sản phẩm dịch vụ ngân hàng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, chuẩn hóa quy trình thu nhập khai thác thông tin khách hàng để qua đó nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá tín nhiệm và tăng cường cho vay không có tài sản đảm bảo, triển khai chương trình kết nối ngân hàng DN nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Các TCTD rà soát lại quy trình sản phẩm đồng thời ban hành nhiều chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn, trung dài hạn trên quy mô lớn hướng đến tất cả đối tượng khách hàng. Theo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh, hiện đối với khách hàng là DN, các TCTD trên địa bàn đang triển khai 45 chương trình/gói tín dụng ưu đãi.

Doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh hiệu quả

Theo nhận định chung của nhiều DN, quy mô DN còn hạn chế nên về cơ bản, các DNNVV khó có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, vay vốn nước ngoài, quỹ đầu tư mà vẫn tập trung chủ yếu ở nguồn vay vốn của các ngân hàng thương mại trên cơ sở DN tự tiếp cận hoặc thông qua bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV và vay vốn thông qua quỹ phát triển DNNVV. Tuy nhiên, không ít DN phản ánh, tiếp cận được vốn vay của ngân hàng cũng rất khó khăn.

Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Lê Việt Sỹ lý giải, những DN không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh; không có vốn tự có cũng như chứng minh được khả năng trả nợ sẽ khó tiếp cận vốn vay. Một số DN có số nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý; không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đảm bảo về thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Thêm vào đó, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo, các TCTD tích cực hỗ trợ DN nhưng không nới lỏng, hạ chuẩn các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu nên các ngân hàng không thể “vượt rào”.

Theo ông Sỹ, để tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, ngoài những giải pháp từ phía NHNN và các TCTD, bản thân DN cần cơ cấu lại hoạt động, nâng cao khả năng tài chính, khả năng trả nợ, xây dựng phương án, dự án sử dụng vốn vay hiệu quả, tạo niềm tin đối với các TCTD yên tâm cấp tín dụng. Đối với các DN gặp khó khăn về tài sản bảo đảm thì có thể thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh DNNVV của tỉnh dễ tiếp cận vốn ngân hàng.

Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận với các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ cũng như tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, các DN cần có văn bản hoặc gọi điện qua dường dây nóng của NHNN tỉnh để được hỗ trợ.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

TIN MỚI

Return to top