ClockThứ Ba, 07/07/2020 13:15

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt - Bài 1: Thay đổi thói quen tiêu dùng

TTH - Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở thành xu hướng trong giao dịch hiện đại, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân theo hướng hiện đại, tiện lợi hơn.

Du lịch không dùng tiền mặtThanh toán không dùng tiền mặt giữa đại dịchChỉ thị đẩy mạnh các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng sẽ giảm áp lực về chi phí phát hành lưu thông tiền mặt nếu TTKDTM được đẩy mạnh

Tiện ích, tính thanh khoản, hiệu quả và an toàn cao của các giao dịch trực tuyến đã và đang làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong các thanh toán của người dân.

Tiện ích

TTKDTM được hiểu một cách khá đơn giản là thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền. Người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ có giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ để thanh toán thông qua các tổ chức tín dụng thay vì trao đổi tiền, bạc với nhau như hiện nay.

Bản chất của hình thức này chính là hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm số lượng tiền mặt đang được lưu hành trên thị trường hàng hóa bằng cách khuyến khích người tiêu dùng TTKDTM thông qua sử dụng các dịch vụ thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến. Tiện ích chính là điểm cộng lớn nhất trong thực hiện giao dịch TTKDTM.

“Trước đây, tôi chưa từng mua sắm hay thanh toán trực tuyến. Thẻ ATM chủ yếu dùng để rút tiền mặt. Nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát để đảm bảo an toàn, tôi thường xuyên mua sắm trực tuyến, vì thế tôi đăng ký dịch vụ mobile banking của ngân hàng, làm quen với việc mua sắm và thanh toán điện tử. Từ đó tới nay, đi siêu thị hay mua hàng, tôi đều “quẹt” thẻ, các hóa đơn điện, nước, điện thoại cũng thanh toán trực tuyến không mất thời gian đi lại”, chị Hồ Thị Lan, khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) bộc bạch.

Lượng giao dịch tại các quầy sẽ giảm nếu TTKDTM được đẩy mạnh

Đón đầu xu hướng, ngày càng có nhiều cửa hàng, siêu thị, DN sử dụng các thiết bị hỗ trợ thanh toán qua quét mã VNPAY, QR, QR code...

Bên cạnh triển khai mô hình quầy thu tiền nước, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) triển khai đa dạng hình thức TTKDTM thông qua các đối tác trung gian. HueWACO cũng làm việc với các ngân hàng, công ty công nghệ làm trung gian thanh toán để thay thế các điểm thu, khuyến khích khách hành mở mới tài khoản và đăng ký trích nợ tự động tại tất cả các điểm giao dịch. Khách hàng cũng có thể thanh toán qua cổng dịch vụ công quốc gia, qua QR Code, ví điện tử... Hỗ trợ khách hàng thanh toán hóa đơn nước bằng thẻ ATM, ứng dụng mobile banking, quét mã VNPAY QR, thanh toán qua ví điện tử hay ngân hàng điện tử.

Nhờ đó, tỷ lệ TTKDTM thông qua các kênh thanh toán của HueWACO ngày càng tăng, nếu như cuối năm 2019 tỷ lệ TTKDTM của khách hàng HueWAC) chiếm 23% thì nay con số này tăng lên 32%, trong đó khu vực thành phố Huế chiếm 41%.

Lợi đôi đường

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 239 máy ATM và 1.917 máy POS/EFTPOS/EDC đang hoạt động với 2.409 đơn vị chấp nhận thẻ. Các thiết bị chấp nhận thẻ phân bố tại nhiều địa điểm từ cơ sở lưu trú khách sạn chiếm 25,62%; các siêu thị trung tâm thương mai, cơ sở phân phối hiện đại 20,17%; bệnh viện, trường học 1,31%, các địa điểm khách 52,9%.

Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh Thừa Thiên Huế khẳng định, TTKDTM mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế; là phương thức thanh toán có tính thanh khoản, hiệu quả và an toàn cao. Khách hàng có thể dễ dàng sử dụng tiền trong tài khoản để thanh toán cho các giao dịch phát sinh, nhất là các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa dưới nhiều phương thức hiện đại, thuận tiện và dễ sử dụng.

TTKDTM còn giúp tiết kiệm các chi phi phát sinh như chi phí vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt. Khách hàng còn được hưởng lợi về lãi suất tiền gửi trong tài khoản khi số tiền chưa sử dụng đến hoặc hưởng các chương trình khuyến mãi, giảm giá khi TTKDTM. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc TTKDTM cũng giảm thiểu các rủi ro lây lan dịch bệnh do tiền mặt chứa nhiều virus.

Các ngân hàng và công ty phát triển phần mềm có thể sử dụng số dư trong tài khoản thanh toán của khách hàng như một kênh huy động vốn. Ngân hàng có thể giảm bớt những chi phí có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền mặt, chủ động điều tiết, kiểm soát lượng tiền trong lưu thông. TTKDTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyến vốn cho nền kinh tế, tạo lập cơ chế bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm sát của cơ quan Nhà nước.

Hiệu quả, tiện ích của TTKDTM đang dần được khẳng định khi số lượng các giao dịch TTKDTM trên địa bàn đã có những bước tiến quan trọng trong thời gian qua. Các ngân hàng, công ty công nghệ cũng ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong phát triển dịch vụ.

Các hình thức thanh toán điện tử ngày càng đa dạng từ internet banking, mobile banking, smart banking, thanh toán qua máy ATM, máy POS, ví điện tử, mã QR code. Các máy giao dịch tự động ngày càng tích hợp nhiều chức năng. Công nghệ thẻ ngân hàng đang trong lộ trình chuyển đổi sang thẻ chíp với tính bảo mật cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top