ClockThứ Năm, 18/07/2024 16:22

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng

TTH.VN - Chiều 18/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 và giao ban ngành Ngân hàng, triển khai nhiều chính sách mới của NHNN Việt Nam.

Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, ngân hàngKéo gần khả năng tiếp cận tín dụngThoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

 Hình ảnh tại hội nghị

Sáu tháng đầu năm 2024, NHNN tỉnh đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, thực hiện tốt công tác thanh tra giám sát, đặc biệt là giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt đồng thời vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh khoản. 

Đến cuối tháng 6/2024, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) toàn tỉnh đạt 72.948 tỷ đồng, tăng 4,83% so với đầu năm; dư nợ tín dụng đạt 79.345 tỷ đồng, tăng 2,04% so với đầu năm. Tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.

Tại hội nghị, nhiều chính sách mới liên quan tới hoạt động của các TCTD được NHNN triển khai. Các phòng thuộc NHNN tỉnh, các TCTD cũng đã có những trao đổi xung quanh tăng trưởng tín dụng, lãi suất, nợ xấu; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu trên địa bàn.

 Các ngân hàng đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu tiên

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc NHNN tỉnh yêu cầu các TCTD trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của NHNN; tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở đơn giản hóa quy trình thủ tục, tăng cường ứng dụng công nghệ số, tiết kiệm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay. Chủ động tổ chức chương trình kết nối ngân hàng, doanh nghiệp theo các hình thức phù hợp và có hiệu quả thực chất.

Tin, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top