ClockThứ Sáu, 05/03/2021 06:14

Mở rộng các kênh phân phối, giải cứu nông sản

TTH - Ảnh hưởng COVID-19, một số lễ hội tạm hoãn, tiệc cưới hỏi hạn chế khách dẫn đến các loại rau màu, nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh và một số địa phương trong nước tiêu thụ chậm.

Hình thành chuỗi liên kết và sàn kinh tế hợp tácChung tay “giải cứu” nông sản và liên kết tiêu thụ sản phẩm“Giải cứu” nông sản bằng sàn kinh tế hợp tác

Rau, củ, quả phân phối ở các siêu thị luôn thu hút khách

Giải cứu nông sản

Những ngày này, khu vực trưng bày các loại thực phẩm tươi sống tại Siêu thị Co.opMart Huế khá nhộn nhịp, đặc biệt là khu trưng bày sản phẩm nông sản của bà con nông dân tỉnh Hải Dương.

Chị Dương Thị Mai, trú tại phường Thuận Thành cho rằng, ngoài mức giá rất thấp, trong đó ổi chỉ 10.000 đ/kg, su hào 7.000đ/kg, cà rốt 10.000 đ/kg…, các loại thực phẩm còn tươi mới, không bị hỏng thì việc lựa chọn các loại nông sản Hải Dương hay Hà Nội là cách chúng tôi hướng về bà con vùng dịch, góp phần hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản nhằm giúp bà con duy trì sản xuất, thu hồi vốn.

Phó Giám đốc Siêu thị Co.opMart Huế, ông Nguyễn Sỹ Tú thông tin, thông qua trung tâm thu mua của hệ thống Saigon Co.op khu vực miền Bắc, đơn vị đã thu mua nông sản trực tiếp của bà con thông qua các HTX nông nghiệp ở Hải Dương, sau đó vận chuyển về Huế tiêu thụ với phương châm bán không lợi nhuận để tiêu thụ nhanh, tiếp tục chuyển các đợt hàng mới về tiêu thụ nhằm “giải cứu” nông sản cho bà con. Chỉ trong 2 ngày, đơn vị đã tiêu thụ hơn 2 tấn nông sản các loại, hiện các đợt nông sản Hải Dương và các vùng dịch ở phía Bắc đang tiếp tục vận chuyển về.

Theo ông Tú, cùng với việc giải cứu nông sản cho bà con các vùng dịch, đơn vị đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản, rau củ quả cho người dân trên địa bàn tỉnh thông qua việc ký kết hợp đồng thu mua số lượng lớn với HTX Hoá Châu (Quảng Điền). Đồng thời, sẵn sàng triển khai kế hoạch giải cứu nông sản cho bà con khi Sở Công thương có văn bản đề xuất và hỗ trợ thủ tục để các hộ nông dân đưa hàng vào siêu thị khi đảm bảo các giấy tờ theo quy định.

Cùng với Co.opMart Huế, hiện hệ thống các siêu thị như Big C, VinMart hay các cửa hàng kinh doanh nông sản sạch trên địa bàn tỉnh, các tổ chức và cá nhân cũng kết nối với các hội ngành ở các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Lâm Đồng cũng như các HTX cung cấp rau màu trên địa bàn tỉnh để giải quyết đầu ra.

Theo chị Trần Thị Mai, kinh doanh thực phẩm tươi sống ở TP. Huế, khảo sát cho thấy, giá các loại rau, cải ở Huế có giá thấp, tiêu thụ chậm, cơ sở đã kết nối với các đại lý nông sản ở TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà để vận chuyển vào tiêu thụ. Bước đầu đã thu mua một số lượng hàng cho bà con, song về lâu dài muốn đứng chân tại hệ thống nông sản sạch của các tỉnh, rau màu của bà con phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, phiếu kiểm nghiệm sản phẩm thì các cơ sở mới chấp nhận thu mua số lượng lớn.

Nông sản của HTX Hoá Châu (Quảng Điền) tiêu thụ khá mạnh tại Siêu thị Co.opMart Huế

Thúc đẩy đưa hàng vào siêu thị

Lâu nay, điệp khúc “được mùa, rớt giá” cứ lặp đi lặp lại khi các sản phẩm nông-thuỷ hải sản, đặc sản được mùa thì tình trạng tiêu thụ chậm, giá thấp cứ tiếp diễn khiến bà con nông dân gặp khó.

Thực tế cho thấy, khi cung vượt cầu, bà con nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm tiêu thụ quanh quẩn ở các chợ truyền thống thì sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ. Trong khi đó, người dân chưa mạnh dạn hoặc ngại đưa hàng vào cung ứng ở các siêu thị bởi thiếu các giấy tờ hợp lệ, số lượng cung ứng không ổn định.

Theo đại diện Siêu thị Big C Huế, với nhu cầu tiêu thụ các loại nông-đặc sản khá lớn tại siêu thị cũng như hệ thống Big C toàn quốc nên đơn vị luôn sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục pháp lý để các cơ sở, người dân đưa hàng vào siêu thị. Tuy nhiên, do đa số các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên lâu nay, số lượng hàng bấp bênh dẫn đến nhiều cơ sở không triển khai các thủ tục để đưa hàng vào siêu thị nên hiện nay, số lượng hàng địa phương vào siêu thị có, song chưa nhiều.

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy cho rằng, để kết nối tiêu thụ nông-đặc sản cho bà con trên địa bàn, thời gian qua, Sở đã khảo sát, kết nối với các trung tâm thu mua của các siêu thị lớn, như Big C, Co.opMart… để hỗ trợ người dân đưa hàng vào tiêu thụ ở kênh siêu thị nhằm ổn định đầu ra.

Đến nay, sở đã hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất thủ tục pháp lý để đưa hàng vào phân phối tại 3 siêu thị, trong đó có 14 dòng sản phẩm với gần 50 nhãn hiệu. Song, so với tiềm năng thì vẫn còn hạn chế.

Ông Bảy cho rằng, khó khăn trong việc đưa hàng vào siêu thị là do các cơ sở sản xuất nông-đặc sản có quy mô nhỏ lẻ, không đáp ứng các điều kiện về xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc, bao bì đóng gói...nên vấn đề tiêu thụ hàng hóa trên thị trường gặp khó khăn khi cung vượt cầu. Thời gian tới,sở tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các cơ sở để ngày càng có nhiều sản phẩm nông- đặc sản vào siêu thị, hướng đến hình thành các trung tâm trưng bày quảng bá sản phẩm các địa phương tại hệ thống siêu thị Huế cũng như các tỉnh, thành trong nước.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ

Dự án Hệ thống thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê hoàn thành sẽ khơi thông tuyến thủy đạo đi qua các xã, phường phía đông của TP. Huế. Từ đó, khẩu độ cống Diên Trường được mở rộng sẽ góp phần tiêu thoát nước nhanh, giảm ngập cho TP. Huế.

Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ
Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

TIN MỚI

Return to top