ClockThứ Bảy, 17/04/2021 07:14

Phát triển ngành hàng xuất khẩu

TTH - Từ đầu năm đến nay, thị trường xuất khẩu ổn định, hàng hóa lưu thông thông suốt nên tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 đạt 238 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021Xuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2021Kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tốt giúp thu thuế xuất nhập khẩu khởi sắc

Sang quý II/2021, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, khai thác nguồn khách mới để phát triển ngành hàng xuất khẩu.

Nhà máy may Hương Sơ thuộc Công ty CP Da giày Huế đầu tư máy may tự động để nâng công suất, tiết giảm nhân công và đáp ứng đơn hàng cho đối tác xuất khẩu

Đơn hàng ổn định

Thành lập từ năm 1988, tiền thân là Xí nghiệp Da giày xuất khẩu Bình Trị Thiên, chuyên sản xuất các sản phẩm da giày cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, hiện Nhà máy may Hương Sơ thuộc Công ty CP Da giày Huế sản xuất ở cụm công nghiệp An Hòa chuyển sang sản xuất các sản phẩm xuất khẩu cho Tập đoàn IKEA (Thụy Điển). Hiện, DN đã nhận đơn hàng đến hết năm 2021 với số lượng 320 ngàn bộ sản phẩm/tháng.

Trưởng phòng Hành chính nhân sự công ty, ông Trần Ngọc Hải cho rằng, IKEA là tập đoàn lớn chuyên cung cấp các bộ sản phẩm đựng đồ gia dụng cho khách hàng toàn thế giới nên nguồn cung luôn ổn định. Năm 2020, dù ảnh hưởng COVID-19, doanh thu của công ty đạt trên 60 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động. Để đáp ứng đơn hàng cho các đối tác cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm nhân công, DN đang đầu tư hệ thống máy may tự động, đồng thời đào tạo nghề cho lao động để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các ngành hàng xuất khẩu.

Nhà máy dệt Sunjin AT và C Vina là một trong những dự án 100% vốn nước ngoài của Mỹ đang hoạt động khá ổn định tại Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô. Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 6 triệu USD, mỗi năm nhà máy cung ứng cho thị trường xuất khẩu tại các nước châu Âu và Mỹ hơn 1 triệu sản phẩm tất. Theo lãnh đạo công ty, DN đang hoàn tất các thủ tục tiếp tục mở rộng đầu tư giai đoạn 2 trên diện tích 2ha và nâng vốn đầu tư dự kiến thêm 4 triệu USD để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu.

Tại các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh, hiện nhiều DN, đặc biệt là DN sản xuất hàng dệt may có đơn hàng ổn định, như Scavi Huế, HBI, Dệt may Huế, Phú Hòa An… góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu quý I/2021 lên 238 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ và đạt 26% kế hoạch năm. Trong đó, khu vực DN 100% vốn trong nước đạt 137 triệu USD, tăng 23,5%; khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 đã đến được 35 quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, các nước châu Âu,… góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.

Đóng gói sản phẩm xuất khẩu tại Nhà máy may Hương Sơ

Phát huy năng lực tăng thêm

Từ quý II/2021, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và nâng công suất các dây chuyền; trong đó, một số dự án quy mô lớn như Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Motors của Công ty CP Kim Long Motors Huế; nhà máy sản xuất găng tay bảo hộ trong ngành điện tử, găng tay y tế, găng tay bảo hộ lao động đa chức năng và sản xuất sợi polyethylen của Công ty Kanglongda Huế; Nhà máy chế biến Billion Max Việt Nam; Nhà máy dệt Sunjin AT&C Vina; Nhà máy may 5 của Công ty Scavi Huế...

Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế - Trần Văn Mỹ thông tin, năm 2020, DN duy trì và phát triển sản xuất, đưa kim ngạch xuất khẩu lên 260 triệu USD. Để đáp ứng đơn hàng cho các đối tác xuất khẩu, năm 2021, công ty đầu tư nhà máy may mới với quy mô 1.000 lao động, kinh phí 150 tỷ đồng, đồng thời phát triển khu thương mại, dịch vụ hậu cần ngành dệt may, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2021 lên  350 triệu USD, tăng 40% so với năm 2020.

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Nhà máy chế xuất Billion Max tại Khu công nghiệp khu phi thuế quan Sài Gòn Chân Mây dần ổn định sản xuất. Hoạt động trên diện tích hơn 10 ha, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 23 triệu USD, hiện DN có 3 nhà máy sản xuất các loại đồ chơi trẻ em, cung ứng cho các đối tác Mỹ, Nga và châu Âu. Năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng hoạt động sản xuất của các nhà máy vẫn ổn định, giải quyết việc làm cho hơn 1.500 lao động, doanh thu hơn 15 triệu USD.

Để đáp ứng đơn hàng cho các đối tác xuất khẩu, quý II/2021, công ty tiếp tục mở rộng đầu tư giai đoạn 2, xây dựng nhà xưởng thứ 4 trên quy mô khoảng 6ha, tổng mức vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD. Dự kiến, giai đoạn 2 sẽ đi vào hoạt động vào cuối đầu năm 2022 và tuyển dụng thêm 2.000 lao động.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, năm 2021 Sở đề xuất xây dựng phương án hoạt động trung tâm logistics trên cơ sở kết nối Cảng biển nước sâu Chân Mây và Ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu công nghiệp Phú Bài và các khu vực liên quan. Ngoài ra, sẽ triển khai một số đề án phát triển công nghiệp, như “Khảo sát, đánh giá thực trạng cụm công nghiệp và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030”, thực hiện các giải pháp nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Return to top