ClockThứ Tư, 03/03/2021 07:45

Rau rớt giá, người trồng gặp khó

TTH - Đồng loạt xuống giống, nguồn cung rau xanh sau tết dồi dào khiến giá rau xuống thấp, người trồng rau khó khăn.

Hàng chục ha rau má “bỏ hoang” trên đồngHướng đến chuỗi giá trị cho nông sảnRau xanh rớt giá

Nông dân cần tham gia mô hình sản xuất như VietGap thuận lợi trong tiêu thụ

Từ sau tết đến nay, tiết trời nắng ấm, thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển, sản lượng rau tăng đáng kể.

Là địa phương có vựa rau lớn nhất tỉnh, Quảng Thành (Quảng Điền) hàng năm đưa vào sản xuất hơn 30 ha, với khoảng 500 hộ dân tham gia trồng. Riêng HTX NN Kim Thành có hơn 16 ha rau sản xuất theo mô hình VietGAP với sản lượng khoảng 60 tấn/ha, mang lại thu nhập 600 triệu đồng/ha/năm. Đồng loạt thu hoạch rau thời điểm sau tết khiến nguồn cung vượt quá cầu làm giá rau giảm từ 70-80%.

Từ trước đến nay, thị trường tiêu thụ rau chủ yếu là các chợ trên địa bàn tỉnh thông qua thương lái về mua tại chân ruộng nên khi giá rau xuống thấp, nông dân gặp nhiều khó khăn.

Tại cánh đồng rau thôn Thanh Trung (Quảng Thành), những ngày này, nông dân vẫn ra đồng chăm sóc rau nhưng chỉ thu hoạch cầm chừng, bởi với giá rau hiện tại, tiền bán rau không đủ bù công.

Quảng Thành, vựa rau xanh lớn nhất tỉnh đang khó khăn do rau xanh giá giảm sâu

Ông Trần Cư, một nông dân cho biết, từ trong tết đến nay đã xuống giống và thu hoạch 2 lứa rau. Trong tết còn đỡ chứ thời điểm hiện tại, mỗi kg rau (tùy loại) chỉ dao động từ 2-5 nghìn đồng, không đủ công xuống đồng thu hoạch.

“2,2 sào tần ô, cải, dền, xà lách của gia đình lứa trước bán còn được, lứa sau giá "bèo" quá đành cắt cho cá ăn. Thương lái vẫn về chân ruộng mua nhưng giá quá thấp. Bà con thu hoạch chậm chờ giá”, ông Cư nói.

Tại La Chữ (Hương Chữ, Hương Trà) với lợi thế vùng đất phát triển các loại rau hành, kiệu, nông dân ở đây cũng đang gặp khó do giá rau hành các loại “chạm đáy”. “Trước tết hành lá, kiệu giá từ 30-40 nghìn đồng/kg, thời điểm hiện tại chỉ 10-25 nghìn đồng/kg. Cá biệt như ngò chẳng ai mua. Gia đình tôi mới vứt bỏ cả tạ vì không thu hoạch để già trên ruộng”, bà Võ Thị Duyên ngán ngẩm.

Ông Nguyễn Đình Loan, Phó Giám đốc HTX NN Kim Thành cho rằng, nguyên nhân rau rớt giá hiện nay do thời tiết thuận lợi sau tết có nắng nhiều cộng với nguồn giống hỗ trợ lụt bão của Nhà nước, các tổ chức sau các đợt lũ cuối năm dồi dào, khi bà con đồng loạt xuống giống, gặp tiết trời thuận lợi rau phát triển nhanh khiến sản lượng lớn khi thu hoạch đồng loạt làm giá cả rớt xuống thấp.

Nông dân trồng rau cần tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất để bình ổn giá nông sản, đảm bảo đầu ra

Phần lớn các chủng loại rau ở Quảng Thành chưa “có mặt” tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh, và các cửa hàng dịch vụ phân phối tập trung mà đa số bán cho các tư thương ở các chợ nhỏ lẻ nên nguồn cung hiện vượt quá cầu.

HTX đang phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kết nối, liên hệ các cơ sở, doanh nghiệp thu mua trên địa bàn để giúp giải quyết đầu ra tạm thời cho số lương rau dư thừa. Về lâu dài, HTX cũng đề xuất các ban ngành cần có chính sách khuyến khích, làm cầu nối với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho rau ổn định hơn.

Ông Nguyễn Tấn Trí, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở NN&PTNT) cho rằng thực tế giá rau trong thời gian qua giảm sâu chủ yếu diễn ra ở các chợ dân sinh, còn ở các cửa hàng bày bán giá rau vẫn đảm bảo ổn định, giảm không đáng kể.

Để tránh tình trạng cung vượt cầu, giá cả bấp bênh, nông dân cần tham gia vào các mô hình sản xuất như VietGAP, rau an toàn, hữu cơ với chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo đầu ra ổn định.

“Hiện nay, các loại rau xanh trên địa bàn vẫn chưa có mặt tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Các HTX, hộ cá thể cần tham gia vào mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra của sản phẩm và tránh tình trạng giá cả bấp bênh, thị trường thiếu ổn định”, ông Trí cho biết.

Diện tích gieo trồng rau củ quả hàng năm toàn tỉnh khoảng gần 5.000 ha các loại, trong đó rau sản xuất theo chuẩn VietGAP khoảng 268 ha. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đang đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp, sản xuất theo mô hình hữu cơ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 12 chuỗi/24 sản phẩm đã được xác nhận chuỗi cung ứng an toàn, tăng 5 chuỗi so với năm 2019.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Philippines: Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009

Giá gạo tại Philippines đã tiếp tục tăng trong tháng 1 vừa qua bất chấp lạm phát tổng thể chậm lại, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ làm xu hướng này trầm trọng hơn trong những tháng tới.

Philippines Lạm phát giá gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 2009
Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó

Trên lý thuyết thì trồng lúa hữu cơ (LHC) nghe có vẻ dễ, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì muôn vàn khó khăn.

Trồng lúa hữu cơ dễ mà khó
Return to top