ClockThứ Ba, 05/04/2022 06:30

Thanh toán ngân sách qua ngân hàng thương mại

TTH - Song song với hoạt động chuyển đổi số trong nội bộ ngành, ngành Tài chính đã có những bứt phá khi tận dụng thành công công nghệ thanh toán nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo tiền đề trong giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giao dịch vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch.

Ngân hàng vẫn còn dư địa để giảm lãi suất?Giảm lãi suất chỉ là điều kiện cầnĐột phá ngân hàng số với eKYC

 VietinBank phối hợp triển khai thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Tư liệu

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), nâng cao chất lượng, tối ưu hóa mạng lưới ATM và thiết bị chấp nhận thẻ (POS), giảm dần tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược thúc đẩy TTKDTM của Thừa Thiên Huế. Nếu mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp (DN) và người dân sử dụng các phương thức TTKDTM tạo sự chuyển biến rõ rệt, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán thì thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công lại có sức lan tỏa không nhỏ trong cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giao dịch, đồng thời giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động thanh toán.

Theo đề án đẩy mạnh TTKDTM, Thừa Thiên Huế phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 100% các bệnh viện, trường học, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức TTKDTM, ưu tiên chấp nhận hình thức thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ. Riêng đối với dịch vụ thu ngân sách sẽ có 95-100% giao dịch nộp thuế tại thành phố Huế thực hiện qua ngân hàng; 100% Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh, thành phố, thị xã có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN).

Mục tiêu trên đã được hiện thực hóa và hoàn toàn có cơ sở trong tiến trình thực hiện khi từ trước đó, các ngành thuộc khối tài chính đã xây dựng chiến lược thúc  đẩy chuyển đổi số theo phương thức 3 không “không khách hàng tại trụ sở”, “không tiền mặt” và “không giấy tờ”. Trong đó, KBNN đã cơ bản chuyển sang TTKDTM đối với các khoản thanh toán từ ngân sách.

Theo ông Nguyễn Hoàng Đệ, Giám đốc KBNN tỉnh, KBNN đã ký kết phối hợp thu với 8 ngân hàng thương mại (NHTM), với 72 điểm thu trên địa bàn toàn tỉnh. Việc phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho các bên, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho người dân, DN, góp phần vào kết quả cải cách thủ tục hành chính nổi bật chung của ngành Tài chính.

Những cái “bắt tay”

Không riêng gì KBNN, mới đây, các đơn vị thuộc khối tài chính bao gồm KBNN, Cục Thuế, Hải quan Thừa Thiên Huế đã tham gia ký kết thỏa thuận công tác phối hợp thanh toán ủy nhiệm thu NSNN với VietinBank Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc VietinBank Thừa Thiên Huế thông tin, từ năm 2013, VietinBank và KBNN đã phối hợp triển khai các kênh thu hộ ngân sách nhằm gia tăng kênh nộp NSNN đối với cơ quan, DN trên địa bàn. Đây là định hướng lâu dài trong công tác hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính của hai đơn vị nhằm mang lại nhiều giá trị tiện ích cho các đối tượng nộp ngân sách, chuyển dịch kênh thanh toán hướng đến giao dịch điện tử. Không chỉ thúc đẩy TTKDTM trong các dịch vụ công, VietinBank cũng thúc đẩy TTKDTM trong hầu hết các giao dịch với nhiều chương trình hỗ trợ về phí, đổi mới công nghệ…

Không dừng lại ở đó, các tổ chức tín dụng còn phối hợp với các sở, ngành thúc đẩy TTKDTM trong thanh toán viện phí, học phí, chi trả an sinh… tạo bước chuyển trong hiện đại hóa các hình thức thanh toán.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã minh chứng điều này. Khi trong năm 2021, tình hình TTKDTM đối với dịch vụ thu ngân sách không ngừng tăng lên với mức tổng thu thuế đạt 13.061 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2020. Dịch vụ chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng cũng đạt 314 tỷ đồng. Riêng với dịch vụ thanh toán tiền học phí tại các trường đại học, cao đẳng qua ngân hàng đạt 138 tỷ đồng; tổng giá trị thanh toán tiền viện phí trên địa bàn tỉnh cũng tăng 4% so với năm 2020 và đạt mức 98 tỷ đồng.

Ngoài sự vào cuộc của các ngành thuộc khối tín chính, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều chỉ đạo, đôn đốc, các chi nhánh NHTM trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM, góp phần thúc đẩy phát triển ngân hàng số hướng tới nền kinh tế số của tỉnh. Đôn đốc triển khai giải pháp thanh toán trên ứng dụng Hue-S và đẩy mạnh TTKDTM với các khoản phí, lệ phí tại Trung tâm Hành chính công các cấp từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy TTKDTM.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
"Chìa khoá vàng" từ chuyển đổi số tài chính - ngân sách

Hiện nay, khi mà các phương pháp thủ công, tốn thời gian tiềm ẩn nhiều sai sót thì ở Quảng Điền, chuyển đổi số tài chính - ngân sách đã từng bước cho thấy hiệu quả. Đây là địa phương đầu tiên được triển khai thí điểm mô hình này.

Chìa khoá vàng từ chuyển đổi số tài chính - ngân sách

TIN MỚI

Return to top