ClockThứ Ba, 24/05/2016 09:27

Thị trường Mỹ sẽ “khó tính” hơn với sản phẩm điều nhập khẩu

Sắp tới Mỹ sẽ áp dụng luật quy định các doanh nghiệp bán sản phẩm điều phải chịu trách nhiệm đến người tiêu dùng cuối cùng.

Theo đánh giá của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tại Hội thảo bàn về giải pháp phát triển điều bền vững, hiện nay, Việt Nam đang là nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu điều lớn nhất thế giới.

Hội thảo bàn về giải pháp phát triển điều bền vững

Theo kế hoạch của Hiệp hội điều Việt Nam, năm 2016, sản lượng điều xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 350.000 tấn với kim ngạch hơn 2,5 tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm điều Việt Nam.

Theo các chuyên gia, ngành điều của nước ta đang ẩn chứa nhiều rủi ro. Vụ điều năm nay, sản lượng điều của nước ta bị giảm khảng 20% so với 475.000 tấn của năm ngoái. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều đang bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước châu Phi và Campuchia.

Theo dự kiến, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập khẩu 870.000 tấn hạt điều thô với tổng giá trị 1,131 tỷ USD trong năm nay. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều của Trung Quốc, Ấn Độ và Bờ Biển Ngà, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chi phối thu mua đầu vào ở châu Phi đang bị đe dọa. Việc tranh chấp hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng phức tạp.

Bên cạnh đó, cách sản xuất của bà con nông dân và doanh nghiệp chế biến hạt điều của nước ta chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam có trên 300 doanh nghiệp xuất khẩu điều. Chính các doanh nghiệp của nước ta cạnh tranh nhau, đẩy giá điều thô ở các nước châu Phi và Campuchia tăng lên đến hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để ngành điều phát triển tốt, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hạt điều cần phối hợp tốt với người nông dân để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong nhập khẩu nguyên liệu hạt điều thô.

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cần tập hợp nhiều hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu điều để thống nhất hành động, để chúng ta có thể áp đặt được giá mua tối đa và giá bán tối thiểu trong giao thương với đối tác nước ngoài.

Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Long Sơn cho biết, mặc dù Việt Nam luôn trong tư thế là một nước xuất khẩu lớn nhưng không mạnh.

“Với thị trường Mỹ là một thị trường rất lớn và trước đây là một thị trường dễ tính. Tuy nhiên, sắp tới Mỹ sẽ áp dụng luật mới, các doanh nghiệp bán sản phẩm phải chịu trách nhiệm đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, việc xuất khẩu hạt điều vào thị trường Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức”, ông Sơn chỉ rõ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác thị trường Mỹ cho nông sản Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc. 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm 20,4%, giảm 29,3% so cùng kỳ năm 2022.

Khai thác thị trường Mỹ cho nông sản Việt Nam
Tăng tốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ

9 tháng qua, Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Mỹ 24 tỷ USD, vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 12 tại thị trường Mỹ. Trong đó, ngành dệt may, da giày có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ngoạn mục nhất, đạt từ 8,74% - 11,83% và đứng vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc.

Tăng tốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ

TIN MỚI

Return to top