ClockThứ Tư, 08/07/2020 07:30

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa: Còn nhiều rào cản

TTH - Toàn tỉnh hiện có gần 6.000 doanh nghiệp (DN), song số DN quan tâm đến hoạt động truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm hàng hóa còn khá khiêm tốn.

Liên kết sản xuất, mở rộng thị trường

Phần lớn các DN tham gia hoạt động TXNG sản phẩm hàng hóa hiện nay ở Thừa Thiên Huế đều sản xuất kinh doanh (SXKD) ở lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản.

Với chiếc điện thoại thông minh có phần mềm quét mã, người tiêu dùng có thể nhận diện được “đường đi” của sản phẩm

Hạn chế

TXNG là để nắm thông tin của sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hoạt động cần thiết cho các đơn vị SXKD sản phẩm hàng hóa lẫn người tiêu dùng, nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn còn gặp nhiều rào cản.

Trong xu thế hiện nay, hoạt động TXNG sản xuất hàng hóa sản phẩm được người tiêu dùng xem trọng. Thông qua TXNG, người tiêu dùng có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm họ đã mua một cách đầy đủ và chi tiết; qua đó hạn chế mua hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, như thực phẩm, nông sản, dược phẩm...

Hiện nay, các mặt hàng nông nghiệp ở địa phương chủ yếu xây dựng hệ thống TXNG với ba hình thức: ghi chép theo dõi sản xuất; áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP (quản lý phòng ngừa an toàn sản phẩm), VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)...; áp dụng TXNG bằng mã QR-code hay mã vạch.

Tuy nhiên hiện nay, việc áp dụng công nghệ dùng mã QR hay mã vạch bằng cách in sẵn lên bao bì sản phẩm hoặc in tem chứa mã QR dán lên sản phẩm để dùng ứng dụng quét mã trên điện thoại thông minh được các DN xem trọng. Tuy vậy, cách làm này chưa được phổ biến, chủ yếu dành cho các sản phẩm OCCOP ở địa phương, như Zèng A Lưới, mật ong Nam Đông, rau má Quảng Điền, sen Huế, dầu lạc...và các sản phẩm tiêu biểu của hai Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm và Công ty TNHH MTV hữu cơ Huế Việt.

Hầu hết các sản phẩm của hai đơn vị này được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, đảm bảo kiểm soát đầy đủ thông tin nguồn gốc từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản và lưu thông sản phẩm...

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm thủy sản, Sở NN&PTNT chia sẻ, TXNG sản phẩm hàng hóa là việc làm hết sức cần thiết, tạo dòng chảy thông tin từ người sản xuất, đến người tiêu dùng để khẳng định sản phẩm an toàn. Đặc biệt hình thức áp dụng công nghệ dùng mã QR-code khá tiện ích, phù hợp với những đơn vị, DN làm ăn bài bản trong xu thế thời đại 4.0 và hội nhập kinh tế hiện nay.

Dầu tràm Huế đã áp dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Nan giải trong thực hiện

Cuối tháng 6 vừa qua, tại hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển các giải pháp hỗ trợ TXNG sản phẩm hàng hóa ở Thừa Thiên Huế” do Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) phối hợp tổ chức, nhiều ý kiến đề cập, hoạt động TXNG sản phẩm hàng hóa hiện rất cần thiết nhưng không nhiều đơn vị, DN ở địa phương quan tâm.

Đại diện lãnh đạo một HTX Nông nghiệp ở Phú Vang nêu thực tế, hiện, người tiêu dùng vẫn thờ ơ là một phần nguyên nhân khiến một số DN không mặn mà với hoạt động TXNG. Nếu áp dụng TXNG DN sẽ hao chi phí vận hành, kiểm soát hệ thống trong khi hiệu quả mang lại không như mong muốn. Hơn nữa, việc triển khai dán tem TXNG cho sản phẩm hiện nay còn bất cập, nhất là buộc người nông dân thực hiện ghi nhật ký sản xuất, đầu tiên ghi bằng giấy, sau đó mới nhập lại lên hệ thống.

Trung bình, để thực hiện dán tem TXNG sản phẩm, người sản xuất phải tốn công gấp 3 - 4 lần so với việc dán tem nhận diện sản phẩm thông thường. Nếu yêu cầu chất lượng tem càng cao thì chi phí càng lớn, khiến chi phí sản suất cũng gia tăng lại đặt ra bài toán kinh tế cho DN.

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh nêu quan điểm, đa phần DN hoạt động ở Thừa Thiên Huế đều có quy mô nhỏ. Do vậy nhận thức, cơ sở vật chất và con người chưa đáp ứng điều kiện triển khai hệ thống TXNG tại cơ sở. Với hoạt động TXNG sản phẩm hàng hóa hiện nay, ít nhất một DN phải có 1-2 nhân lực phụ trách về thông tin, quản lý chuỗi sản xuất hàng hóa, liên kết các nguồn thông tin và bao gồm các khâu kiểm định, kiểm nghiệm, giấy chứng nhận về chất lượng... Chính yếu tố này mà DN không thể làm được nên đòi hỏi các ban ngành chức năng địa phương hỗ trợ.

Ông Hồ Đăng Khoa thông tin, để việc ứng dụng TXNG sản phẩm được triển khai có hiệu quả cần có cơ chế khuyến khích hỗ trợ liên kết, hợp tác trong SXKD nông sản an toàn có truy xuất; từ đó tăng cường khả năng phân phối hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và hướng tới thị trường lớn.

Với những rào cản trên, TS. Hồ Thắng, Phó Giám đốc Phụ trách Sở KHCN cho rằng, sở sẽ phối hợp các ban ngành chức năng đẩy mạnh phát triển các giải pháp hỗ trợ TXNG sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, như hoàn thiện và chọn lựa, áp dụng giải pháp công nghệ và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với quy mô sản xuất sản phẩm hàng hóa; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền lợi ích của việc TXNG sản phẩm cho DN và người tiêu dùng hiện nay.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top