ClockThứ Ba, 31/07/2018 13:48

Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?

Những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đã ít nhiều làm giảm uy tín với người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Việt.

Uy tín và chất lượng làm nên thành côngKinh doanh trực tuyến cần làm gì để tránh thất bại?

Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ, nhiều biện pháp nghiêm khắc đã được đưa ra, song vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn hoành hành gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Thời gian qua, dư luận xã hội xôn xao về sự vụ của Vinaca - một doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa ung thư bỗng lộ mặt là doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa ung thư không rõ nguồn gốc. Hoặc như vụ việc của Khaisilk khi trà trộn khăn lụa hàng Trung Quốc và cài mác “Made in Vietnam” để bán với giá “trên trời” cũng mới tạm lắng xuống.

Mới đây, Công ty Cổ phần Con Cưng - chuyên phát triển các hệ thống chuỗi bán lẻ cho mẹ bầu & em bé, với khoảng hơn 300 cửa hàng hoạt động trên phạm vi 40 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, cũng bị người tiêu dùng ở quận Tân Bình, TP HCM khiếu nại về sản phẩm quần áo trẻ em mua từ cửa hàng bán đồ dùng cho trẻ em của công ty này bị thay đổi nhãn mác quần áo.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra các cửa hàng  Con Cưng  Quận 1, Quận 3, Quận 6, TP HCM. Ảnh: Lệ Hằng

Ngay sau kết quả kiểm tra ban đầu của cơ quan quản lý thị trường tại các cửa hàng của Công ty Cổ phần Con Cưng trên địa bàn TP HCM đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về gian lận thương mại, ngày 24/7, Bộ Công Thương đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ chuỗi cửa hàng của công ty trên toàn quốc, tạm giữ nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa.

Theo ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), kết quả thanh kiểm tra bước đầu đã cho thấy có những dấu hiệu như kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng hóa chưa được phép lưu hành. Từ những dấu hiệu này của Con Cưng cho thấy, đoàn cần phải kiểm tra và làm rõ nên doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ để đối chiếu.

“Nếu doanh nghiệp có sai sót với mức độ sai phạm nhẹ và để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, đoàn kiểm tra sẽ đề nghị xử lý dân sự. Nếu doanh nghiệp có vi phạm nặng, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thương mại thì tùy theo mức độ sai phạm chúng tôi sẽ đề xuất hướng giải quyết theo đúng pháp luật”, ông Hùng nói.

Có thể nói, trong khi cơ quan chức năng đang gia tăng chống vấn nạn hàng giả, hàng nhái, lấy lại công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp hoặc tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại. Điều này đã làm người tiêu dùng mất niềm tin và luôn phải đặt ra câu hỏi, sẽ phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, cần phải nghiêm túc nhìn lại công tác quản lý thị trường cũng như hoạt động thanh kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong thời gian qua. Bởi không chỉ vụ việc của Con Cưng mà trước đó là trường hợp của Khaisilk, chính người tiêu dùng đã phát hiện ra những dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp, không phải do cơ quan quản lý thị trường hay đơn vị quản lý nhà nước nào phát hiện.

Đối với trường hợp của Con Cưng, TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận, vụ việc có dấu hiệu sai phạm khá nghiêm trọng, nhưng vấn đề là tại sao một doanh nghiệp hoạt động lâu như thế và trên quy mô lớn như vậy lại không bị phát hiện? Các cơ quan quản lý thị trường đã hoạt động như thế nào? Doanh nghiệp Con Cưng đã bị kiểm tra bao nhiêu lần mà không bị phát hiện, phải để đến khi người tiêu dùng tố cáo cơ quan chức năng mới phát hiện ra?

“Tất cả các câu hỏi đó đều phải được đặt ra và trả lời một cách xác đáng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, phải giữ người tiêu dùng Việt Nam để ưu tiên dùng hàng Việt Nam, không thể để người tiêu dùng thường trực ý nghĩ, dùng hàng Việt Nam nhưng thực ra là hàng hóa hàng nước khác đội lốt. Các cơ quan chức năng cần phải đề ra các tiêu chí hoạt động, phải thật sự nghiêm khắc, có trách nhiệm hơn nữa để những vụ tương tự như Khaisilk, Con Cưng sẽ không còn tái diễn”, TS. Lê Đăng Doanh nêu rõ.

Trong bối cảnh hội nhập, hàng Việt phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đang ít nhiều tác động tiêu cực đến uy tín của sản phẩm, thương hiệu Việt.

Yêu cầu đặt ra là phải xử lý nghiêm nếu có sai phạm, đồng thời cần làm rõ và quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân liên quan khi để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng, nhất là vi phạm kéo dài từ lâu mà không bị phát hiện, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, thay vì cứ kêu gọi “người tiêu dùng phải thông thái, tự biết bảo vệ mình”… như hiện nay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest
Return to top