ClockThứ Bảy, 28/11/2020 10:10

Xuất khẩu thuận lợi, giá lúa gạo tăng mạnh

Gần đây, giá lúa gạo xuất khẩu tại ĐBSCL liên tục tăng cao. Người nông dân và doanh nghiệp ở miền Tây đều phấn khởi tin tưởng vào thắng lợi vụ mùa Đông Xuân sắp tới.

Từng bước hạn chế tình trạng “được mùa mất giá”Xuất khẩu gạo trở lại: Tín hiệu vui cho người dân và doanh nghiệpCông an huyện Phong Điền tặng quà và gặt lúa giúp dânNền kinh tế lúa gạo thời COVID-19“Đánh thức” lúa thiêngLợi dụng mua hàng rồi chiếm đoạt tài sản

Giá lúa duy trì ở mức ổn định người dân vùng ĐBSCL có lãi hơn 30%

Theo nhiều doanh nghiệp vùng ĐBSCL, mức giá gạo xuất khẩu có nhiều khởi sắc, giá bán tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ trong tháng qua, giá bán tăng từ 20 đến 30 USD/tấn so với tháng trước đó. Đây là tín hiệu vui đối với người dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo miền Tây, khi một năm gặp nhiều khó khăn thách thức từ dịch bệnh và thiên tai.

Đối với vụ lúa Thu Đông, nông dân khu vực đã thu hoạch gần xong. Dù chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, năng suất không cao nhưng với giá bán ổn định và tăng hơn cùng kỳ năm ngoái nên nông dân có lãi khá. Đối với giá bán lúa OM tùy từng loại, giá bán dao động từ 5.000 đồng đến hơn 6.000 đồng/kg, giống chất lượng cao như Đài Thơm giá bán trên 6.500 đồng/kg, mức tăng từ 200 – 500 đồng/kg, so năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phước Thành 4, tỉnh Vĩnh Long, giá xuất khẩu gạo hiện nay đang tốt, có nhiều khởi sắc những tháng vừa qua. Giá bán có thể nói cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, giá gạo thường 5% tấm được xuất khẩu với giá từ 490 – 510 USD/tấn; còn hạt dài 5% tấm có giá từ 535 – 545 USD/tấn; gạo thơm từ 570 – 590 USD/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong vùng ĐBSCL cho biết, giá bán tăng trong thời gian gần đây là do chất lượng gạo của Việt Nam đạt tiêu chuẩn. Các mô hình sản xuất GAP đã  đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe đặt ra của các đối tác ngoài nước. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu đã được các doanh nghiệp chú trọng, đầu tư và sự kết nối, hợp tác chặt với các đối tác đã thể hiện qua các đơn hàng xuất khẩu với giá cao.

Ông Nguyễn Văn Thành chia sẻ: "Thứ nhất đẩy chất lượng lên, mình làm thương hiệu, thị trường rõ ràng không chạy theo số lượng mà theo nhu cầu về chất lượng bán được giá tốt hơn, năm nay là năm cao nhất từ 15 - 20 USD. Các doanh nghiệp có thị trường, có thương hiệu rất chú trọng về chất lượng; cái thứ hai nữa là hàng hóa của ĐBSCL có được những vùng nguyên liệu như vậy thì phải đầu tư, đầu tư liên kết với các hợp tác xã cũng như các hộ gia đình để trồng những loại giống lúa đạt tiêu chuẩn, đạt yêu cầu của thị trường".

Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, giá lúa gạo gần đây liên tục tăng là điều đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay vụ lúa Thu Đông đã gần hết mùa vụ, lúa Đông Xuân mới gieo sạ nên việc thu mua gặp khó khăn. Trong khi nhà nông phấn khởi thì một số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã ký hợp đồng trước đây với đối tác thì bị thiệt thòi do giá lúa nội địa tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè - một doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của  tỉnh Tiền Giang cho biết, dù giá gạo tăng cao nhưng thị trường xuất khẩu tiêu thụ chậm, việc thu mua gạo cũng khó khăn do sản lượng lúa trên cánh đồng còn ít. Doanh nghiệp Việt Hưng hiện cố gắng đưa đi tiêu thụ hết hơn 6.000 tấn gạo còn tồn kho trước khi thu hoạch vụ mùa Đông Xuân tới.

 “Gần đây giá tạo tăng liên tục, doanh nghiệp tôi đúng ra có những cái lợi nhưng cũng có cái không lợi vì họ hạn chế mua, khó bán. Hiện nay, tôi đang bán lượng tồn kho cho các khách hàng truyền thống của mình. Tôi mua rất hạn chế vì bán chưa hết lượng tồn kho. Nông dân thì có lợi. Từ đầu năm đến giờ, có lãi trên 30%" - ông Đôn chia sẻ.

Với những tín hiệu vui trong cả sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã giúp người dân và doanh nghiệp phấn khởi vì có lãi khá. Đặc biệt việc canh tác bền vững theo quy trình, sản xuất và chọn giống chất lượng cao đã khẳng định được thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường. Kỳ vọng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU tiếp tục là đòn bẩy để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đưa những đơn hàng vào thị trường tiềm năng này và dự báo giá bán sẽ còn tăng, ổn định trong năm tới.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD

TIN MỚI

Return to top