ClockThứ Hai, 27/07/2020 21:24

Thu ngân sách và bài toán chống thất thu thuế

TTH - Đẩy mạnh thu ngân sách, thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành thuế đặt ra nhằm thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý thuế, góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) nhất là trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Đề xuất chủ động ứng trước ngân sách của thị xã

Theo sát hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt khó khăn

Thu ngân sách đạt 53% dự toán

Dịch COVID-19 bùng phát và lây lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế. Chỉ tính riêng trong những tháng đầu năm, toàn tỉnh có hơn 300 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, 47 doanh nghiệp phải tuyên bố giải thể, nhiều doanh nghiệp khác chỉ hoạt động cầm chừng, cắt giảm phần lớn nhân sự. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức 0,38%,  thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,87% của 6 tháng đầu năm 2019, riêng ngành dịch vụ được xem là điểm sáng tăng trưởng của nền kinh tế nhưng mức tăng trưởng âm 2,26% .

Các sản phẩm chủ lực đóng góp vào ngân sách hàng năm giảm mạnh. Sản lượng bia đạt 108,6 triệu lít, nộp ngân sách 810 tỷ đồng, giảm 9% so cùng kỳ. Sản phẩm dệt may cũng gặp khó do thiếu nguyên liệu, các đơn hàng vào thị trường chính như EU, Mỹ đều bị hủy. Sản lượng sợi các loại 44,9 nghìn tấn, tăng 1,7%; quần áo lót 162 triệu cái, giảm 6,4%; áo quần may sẵn 27,5 triệu SP, giảm 5,8%.

Kinh tế doanh nghiệp “xương sống” của nền kinh tế bị tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu ngân sách địa phương. Trong 6 tháng đầu năm thu ngân sách Nhà nước ước đạt 4.015 tỷ đồng, bằng 53% dự toán và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thu từ khu vực ngoài quốc doanh chỉ đạt 494 tỷ đồng, giảm 8%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước 179 tỷ đồng, giảm 15,5%... Nguồn thu tăng chủ yếu do nguồn thu tiền sử dụng đất tăng mạnh ở mức 1.070 tỷ đồng, đạt 134% dự toán và tăng 88% so với cùng kỳ.

Đánh giá của Cục Thuế, các nguồn thu trên địa bàn sụt giảm là do trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn bị ngưng trệ; nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô hoặc điều chỉnh mô hình sản xuất. Cùng với đó, tỉnh đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, gia hạn một số khoản thu thuế, giảm thuế...cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bị ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ nên số thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp.

Đẩy mạnh tăng thu ngân sách

Trước tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp, ngành thuế đã và đang thực hiện rà soát toàn bộ người nộp thuế trên địa bàn bị ảnh hưởng dịch bệnh. Từ đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình “sức khỏe” DN, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế thuộc phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh, tổ chức đánh giá, xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây ra đến từng ngành, lĩnh vực, từng người nộp thuế, tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến thu ngân sách. Trên cơ sở đó, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Theo ông Hà Văn Khoa, Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh, ngành thuế sẽ rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu, bù đắp một phần số hụt thu NSNN do dịch bệnh COVID-19 gây ra như thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Tham mưu, phối hợp tích cực với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất... để có giải pháp phù hợp đẩy mạnh khai thác các khoản thu từ đất các dự án như: tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước đã được duyệt; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tập trung công tác quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường khai thác tài nguyên khoáng sản; đôn đốc triển khai các dự án đầu tư công để tăng thu vãng lai trên địa bàn.

Các giải pháp chống thất thu thuế cũng được triển khai; bổ sung kế hoạch thanh kiểm tra đối với các DN đột biến về doanh thu, lợi nhuận, ít chịu tác động của dịch bệnh thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, y tế… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường kiểm soát giá cả hàng hóa, quản lý hiệu quả hơn hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng internet, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, qua đó chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn, tạo nguồn tăng thu cho NSNN..., ông Khoa nhấn mạnh.

Bài, ảnh: HƯƠNG THẢO

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nợ xấu tăng & bài toán chất lượng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng chưa bứt tốc, chất lượng tín dụng sụt giảm đang đặt các tổ chức tín dụng trước bài toán phải làm thế nào để hài hòa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Nợ xấu tăng  bài toán chất lượng tín dụng
Nhiều vướng mắc về thuế được tháo gỡ

Triển khai chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và đối thoại doanh nghiệp lần thứ II năm 2024 là nội dung hội nghị được Cục Thuế tỉnh tổ chức trong ngày 1/8.

Nhiều vướng mắc về thuế được tháo gỡ
Giải pháp tăng thu ngân sách

Sáu tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của TP. Huế tiếp tục gặp những khó khăn, thách thức dẫn đến thu ngân sách (TNS) đạt thấp. Để hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024, Chi cục Thuế thành phố tiếp tục triển khai đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu để đề ra các giải pháp, phương án thu phù hợp.

Giải pháp tăng thu ngân sách

TIN MỚI

Return to top