ClockThứ Sáu, 21/12/2018 08:05

Thủ tướng mong hàng Việt không ‘trước tốt, sau kém’

TTH.VN - Chiều 20/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt gần 100 doanh nghiệp có sản phẩm đạt "Thương hiệu quốc gia" năm 2018.

Thương hiệu và giá trịTrung Quốc khẳng định ưu tiên nhập hàng của Việt Nam

Cuộc gặp diễn ra trước thềm lễ công bố các sản phẩm Thương hiệu quốc gia 2018 được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối cùng ngày. Đây là đợt lựa chọn, công bố lần thứ 6 kể từ khi triển khai chương trình vào năm 2008. Năm nay, có 97 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu này.

Tại cuộc gặp mặt, các doanh nghiệp đều khẳng định quyết tâm giữ gìn thương hiệu, đưa các sản phẩm “Made in Việt Nam” vươn xa và mong muốn có sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bày tỏ vui mừng gặp gỡ các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Chúng ta khẳng định rằng sức khỏe của doanh nghiệp chính là sức mạnh của nền kinh tế. Và thương hiệu chính là nhiệt kế, là thước đo quan trọng hàng đầu cho sức khỏe của doanh nghiệp”.

Theo Thủ tướng, chỉ có thị trường, người dân và xã hội mới có khả năng đánh giá đúng, quyết định sự sinh tồn và phát triển của một thương hiệu. “Cho nên những chương trình như chủ đề chúng ta gặp gỡ hôm nay, tôi cho rằng là cần thiết nhưng chỉ là sự tham khảo có tính tương đối. Tôi tin tưởng rằng có nhiều thương hiệu xuất sắc, có tiềm năng rất lớn trên thị trường nhưng chưa được chương trình này biết đến, chưa được ghi nhận xứng đáng”.

Thủ tướng cho rằng thị trường có sự sàng lọc và nên xem đó là sự khích lệ, động viên, là một ví dụ về tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp. Vì vậy, đừng để vàng thau lẫn lộn, đừng để người ta trách lúc đầu thì tốt mà sau lại kém. Phải khắc phục nhược điểm này trong một số sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

Cho biết nhiều ý kiến trách người Việt Nam sính hàng ngoại nhưng Thủ tướng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam phải tự hỏi đã làm tốt chưa. Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng đặt ra, là một trong lý do khiến người tiêu dùng mua hàng ngoại.

“Thương hiệu quốc gia với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, phương thức thanh toán thuận lợi, mẫu mã bao bì đẹp, chuỗi cung ứng tốt… là điều mà Chính phủ mong muốn doanh nghiệp phát huy", Thủ tướng nói và mong các doanh nhân thấu hiểu tinh thần này để trường tồn với thời gian bởi "đường dài mới biết ngựa hay”.

Thủ tướng cũng cho rằng, đã là thương hiệu quốc gia tức là đại diện cho hình ảnh Việt Nam, thì những sản phẩm này phải được thị trường quốc tế công nhận. Nếu không làm được như vậy thì chúng ta khó hội nhập thành công. Làm sao có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, như vậy với xứng đáng được gọi là thương hiệu quốc gia.

“Các bạn ngồi đây là doanh nghiệp yêu nước và có tinh thần dân tộc thì mới dày công xây dựng thương hiệu quốc gia. Đó chính là sức mạnh để tạo nên những thương hiệu có giá trị và khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, “chúng ta giữ gìn, tôn vinh thương hiệu quốc gia tức là tôn vinh đất nước”. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top