ClockThứ Sáu, 04/08/2023 17:43

Thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng giữa Thừa Thiên Huế và các địa phương Thái Lan

TTH.VN - Trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” diễn ra từ ngày 3 - 4/8/2023 tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, ngày 4/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan quý Phương đã có những trao đổi tại phiên thảo luận liên quan đến vấn đề hội nhập chuỗi cung ứng và thúc đẩy hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Hợp tác ba bên Hàn - Mỹ - Nhật rất quan trọng để duy trì hoà bình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình DươngThủ tướng Singapore kêu gọi ASEAN hợp tác hướng tới mạng lưới điện chungChương mới cho khu vực Mekong“Săn shark” từ giá trị truyền thống

Hội nghị do UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức.

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương (ngoài cùng bên trái) phát biểu tại phiên thảo luận

Hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương  thông tin về vai trò, vị trí của Hành lang Kinh tế Đông - Tây trong phát triển của tỉnh; nhấn mạnh vị trí chiển lược của Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, là điểm nhấn trên tuyến hành lang kinh tế này. Ngoài ra, cảng nước sâu Chân Mây chính là cửa ngõ đường biển gần nhất để vận chuyển hàng hóa, mở rộng đầu tư, thương mại, du lịch... giữa các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam với các nước Đông Á và thế giới, đóng vai trò là một trong những cửa “vào - ra” quan trọng.

Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển hạ tầng, hệ thống giao thông kết nối nhằm phục hồi, mở rộng tuyến hành lang quan trọng này. Ông Phương cũng đề cấp đến việc tỉnh vừa hoàn tất việc nâng cấp nhà ga quốc tế tại Sân bay Quốc tế Phú Bài, với tổng diện tích xây dựng khoảng 22.380m2, khả năng đón tiếp 5 triệu lượt khách/năm. Cảng Chân Mây cũng đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải đến 70.000 tấn… Tỉnh cũng đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

Liên quan đến việc hợp tác với các địa phương của Thái Lan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho biết, Thừa Thiên Huế đã ký kết thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Ubon Ratchathani và Thủ đô Bangkok; đồng thời, có quan hệ hợp tác lâu đời với nhiều địa phương khác tại khu vực Đông Bắc Thái Lan. Qua đó, Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, hợp tác đào tạo... Đặc biệt, từ ngày 21-24/10/2022, Thừa Thiên Huế đã tổ chức thực hiện thành công chuyến bay charter Huế - Băng Cốc – Huế. Hoạt động này nhằm bước đầu phục hồi thị trường khách du lịch Thái Lan đến Huế.

Ông Phương thông tin, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án đầu tư của Thái Lan đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 161,5 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản; sản xuất điện năng lượng mặt trời, gỗ dăm và vườn ươm cây lâm nghiệp… Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thái Lan năm 2022 đạt 26,54 triệu USD, xuất khẩu đạt 4,54 triệu USD và nhập khẩu đạt 22,00 triệu USD. Các sản phầm, mặt hàng xuất khẩu đến thị trường Thái Lan chủ yếu là hàng may mặc, sợi, máy móc thiết bị, bao dệt PP… “Chúng tôi mong muốn kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp nhà đầu tư, các nhà phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu đến từ các địa phương thuộc Thái Lan”, ông Phương nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Các hành khách và đoàn khảo sát Thái Lan theo chuyến bay charter từ Băng Cốc đến Thừa Thiên Huế vào tháng 10/2022

Tăng cường kết nối

Trong khuôn khổ hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác trên hành lang kinh tế Đông - Tây giữa Thừa Thiên Huế và Thái Lan. Theo đó, tỉnh mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư Thái Lan trong lĩnh vực công nghệ chế biến các sản phẩm nông, thủy, hải sản; hạ tầng khu công nghiệp; khu kinh tế, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; dịch vụ, du lịch; quản lý khách sạn, nhà hàng; công nghiệp phụ trợ; sản xuất hàng tiêu dùng.

Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất của Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Thái Lan và đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng, gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Khuyến khích doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và địa phương Thái Lan tăng cường hợp tác, mở rộng quy mô thương mại đối với các sản phẩm mà mỗi bên có ưu thế. Cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời về các qui định, chính sách quản lý thương mại, tình hình hoạt động, các quy định liên quan đến thông quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất nhập của Việt Nam sang các địa phương Thái Lan để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Phương cũng đề nghị khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và dành ưu đãi cho doanh nghiệp hai bên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo giao thương, lễ hội mua sắm, từng bước tổ chức thường niên nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản, thủy sản thế mạnh Thừa Thiên Huế đến người tiêu dùng và vào hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ của Thái Lan và ngược lại.

Liên quan đến kế hoạch thúc đẩy khai thác vận chuyển nói chung và khai thác thu hút du khách du lịch bằng đường không nói riêng; kế hoạch khai thác hậu cần sau khi Sân bay quốc tế Phú Bài mới đi vào hoạt động, ông Phương mong muốn các quốc gia, vùng lãnh thổ; cộng đồng doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch quốc tế và trong nước cùng chung tay, phối hợp đưa ra các giải pháp kích cầu du lịch cho loại hình Charter Fly để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đưa các đoàn khách MICE, Caravan, Famtrip, Presstrip đến Huế và các tỉnh miền Trung; thúc đẩy các loại hình, sản phẩm du lịch mới; góp phần xây dựng hình ảnh Huế gắn với các danh hiệu: “Huế - Thành phố lễ hội”, “Huế - Kinh đô Áo dài”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - thành phố Xanh”… Qua đó đưa Huế trở thành điểm đến du lịch lớn của cả nước, khẳng định vị thế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

 
Trong khuôn khổ Hội nghị có 4 hoạt động chính đó là tổ chức trưng bày, quảng bá hình ảnh về văn hóa, du lịch, xúc tiến đầu tư và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị, các tỉnh, thành tham dự sự kiện và doanh nghiệp Thái Lan; thăm một số cơ sở kinh tế, công nghiệp và văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; gặp gỡ, kết nối nội bộ giữa các đối tác của tỉnh Quảng Trị và Thái Lan; tổ chức hội nghị “Gặp gỡ Thái Lan” giữa các đối tác của Việt Nam và Thái Lan.
THỌ BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo nước này sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa để sử dụng làm nguyên liệu thô trong các nhà máy công nghiệp kể từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

TIN MỚI

Return to top