|
|
Thúc đẩy hợp tác đem lại lợi ích cho ngươi dân khu vực Mekong là trách nhiệm của các quốc gia thành viên. Ảnh minh hoạ: Vietnam+ |
Trong 7 năm qua, 6 quốc gia thành viên đã làm việc cùng nhau để biến khu vực trở thành một nơi tăng trưởng mạnh mẽ để phát triển vững mạnh.
Năm 2022, bất chấp tác động của đại dịch, thương mại của Trung Quốc với 5 quốc gia thành viên khác đạt 416,7 tỷ USD. Tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào đã thông xe, vận chuyển 417.300 hành khách và 647.700 tấn hàng hoá trong giai đoạn tháng 1 và 2/2023, tăng lần lượt hơn 256% và 320% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời cải thiện khả năng kết nối khu vực.
Tất cả các bên đã làm việc cùng nhau để giải quyết các mối đe doạ và thách thức đối với an ninh truyền thống và phi truyền thống trong Tiểu vùng Mekong - Lan Thương; duy trì an ninh tài chính và năng lượng của chuỗi công nghiệp khu vực; tạo thị trường lớn cho khu vực Mekong - Lan Thương với sự tham gia rộng rãi và chia sẻ lợi ích, đồng thời thúc đẩy khu vực thí điểm Sáng kiến An ninh Toàn cầu.
Sáu kế hoạch lớn mang lại lợi ích cho các quốc gia Mekong đã được đưa ra để tăng cường hợp tác nông nghiệp, y tế công cộng, giảm nghèo và giảm nhẹ thiên tai, cũng như thúc đẩy giao lưu giữa người với người và thúc đẩy giao lưu văn hoá, bao gồm “Kế hoạch hành động Trăm, Ngàn, Vạn Kế hoạch hành động vì Hợp tác Nông nghiệp Mekong”, “Kế hoạch về nguồn nước Mekong – Lan Thương mang lại lợi ích cho người dân”, “Kế hoạch Tài năng Mekong – Lan Thương” và “Kế hoạch Hợp tác Y tế Công cộng Mekong – Lan Thương”, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân 6 nước thành viên.
Thái Lan là nước khởi xướng chính của cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương và sẽ đảm nhận vai trò đồng chủ tịch trong năm nay. Trong đó, nước này được nhận định là đóng vai trò ngày càng nổi bật trong cơ chế này. Cụ thể, Thái Lan đã tham gia tích cực vào việc sử dụng Quỹ đặc biệt Hợp tác Mekong – Lan Thương.
Cho đến nay, 59 dự án của Thái Lan đã được phê duyệt, nhận hơn 16 triệu USD hỗ trợ từ ngân sách. Quỹ đã thúc đẩy thực hiện một số lượng lớn các dự án chất lượng cao, mang lại lợi ích cho sinh kế của người dân, bao gồm các lĩnh vực như tài nguyên nước, thương mại xuyên biên giới, xoá đói giảm nghèo thông qua nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường, phát triển thanh niên…
Chuyến thăm Thái Lan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2022 đã chỉ ra con đường phía trước cho sự phát triển quan hệ song phương trong tương lai, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sâu rộng và vững chắc của Hợp tác Mekong – Lan Thương.
Được hướng dẫn bởi sự đồng thuận quan trọng của hai nhà lãnh đạo, Trung Quốc và Thái Lan cần đẩy nhanh việc xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho hai nước. Cùng với hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống, hai nước cần đi sâu hợp tác thực chất trên các lĩnh vực – hướng tới mở rộng hợp tác trong nền kinh tế số, kinh tế xanh, công nghiệp năng lượng mới.
Với sự thịnh vượng của người dân 6 nước thành viên, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mekong – Lan Thương khác, bao gồm cả Thái Lan để tìm kiếm sự hợp tác bền bỉ, thúc đẩy phát triển toàn diện, xây dựng một nền kinh tế Mekong – Lan Thương phát triển bền vững hơn, một cộng động Mekong – Lan Thương gần gũi hơn với một tương lai chung, mở đường cho một chương mới trong hợp tác Mekong – Lan Thương.