ClockThứ Sáu, 21/07/2023 06:28

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đảm bảo thu ngân sách bền vững

TTH - Thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm vẫn khá khiêm tốn so với mục tiêu phấn đấu mà UBND tỉnh đặt ra trong năm 2023 là 13.000 tỷ đồng. Để đạt được con số này, đồng thời đảm bảo tăng thu ngân sách bền vững hơn cần sự vào cuộc đồng bộ hơn trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững hơn.

Tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2024ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á – Thái Bình DươngTăng trưởng tín dụng phải đảm bảo chất lượngDự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,34%-6,46% năm 2023Thúc đẩy cho vay tiêu dùng

leftcenterrightdel
 Các sở, ngành tăng cường các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến sản phẩm của doanh nghiệp

Nguồn thu chưa bền vững

Trên lý thuyết, thu ngân sách bền vững phải dựa vào cơ cấu thu mà ở đó nguồn thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước là nền tảng. Trong thu nội địa phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thu thường xuyên và thu không thường xuyên, giữa thu từ thuế và các khoản thu ngoài thuế, giữa thuế gián thu và thuế trực thu…

Tuy nhiên cơ cấu thu ngân sách Nhà nước tại địa phương vẫn chưa thật hợp lý và bền vững. Tỷ trọng thu từ thuế và các khoản thu quan trọng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đang có xu hướng giảm, ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu không thường xuyên, phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp lớn. Trong khi những năm gần đây, nền kinh tế liên tục gặp khó khăn, doanh nghiệp đối mặt với nhiều nguy cơ giảm doanh thu.

Lấy số thu ngân sách năm 2022 làm ví dụ, mặc dù thu ngân sách ngành thuế thu được trong năm 2022 khá lớn 12.037 tỷ đồng, đạt 188% dự toán pháp lệnh do Bộ Tài chính, HĐND tỉnh giao và tăng 13% so cùng kỳ năm trước. Song số thu tiền sử dụng đất lại chiếm tỷ lệ khá lớn 2.881 tỷ đồng, đạt 240% dự toán pháp lệnh và nhiệm vụ HĐND tỉnh giao. Tuy nhiên, đây không phải là khoản thu bền vững bởi toàn bộ nguồn thu này là khoản thu một lần và được thu khi Nhà nước giao đất hoặc bán nhà. Nguồn thu này sẽ giảm khi nhiều đất được phân bổ cho khu vực tư nhân, quỹ đất không còn từ đây ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu thu ngân sách.

Tính không bền vững từ các khoản thu từ đất được minh chứng rõ nhất khi nhìn vào cơ cấu và số thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2023. Khi dưới tác động của tình hình bất động sản đóng băng và nhiều yếu tố khác, nguồn thu này giảm rất lớn. Cụ thể, nguồn thu từ tiền sử dụng đất chỉ đạt được 443 tỷ đồng, đạt 22% dự toán Bộ Tài chính, HĐND tỉnh giao và giảm chỉ bằng 39% so với cùng kỳ. Thu từ tiền sử dụng đất giảm cũng kéo theo thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản chỉ còn chiếm 15% nguồn thu, giảm chỉ bằng 27% so cùng kỳ.

Ngoài ra, nguồn thu từ các doanh nghiệp bất động sản cũng có tính thời kỳ, thời vụ, ví như các dự án đầu tư khi đã bán hết các sản phẩm của mình thì nguồn thu không còn được duy trì. Trong những tháng đầu năm, số thu từ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giảm mạnh so với cùng kỳ, như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Cotana Capital giảm 99%, Công ty cổ phần Apec Land giảm 91%, Công ty cổ phần Đầu tư IMG Huế giảm 40%.

Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách của tỉnh, thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng chiếm tỷ lệ không cao, thiếu tính ổn định vì số lượng doanh nghiệp trên địa bàn không nhiều, quy mô nhỏ. Toàn tỉnh hiện có gần 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ chiếm 86,4%. Các doanh nghiệp này đa phần thiếu tiềm lực và kinh nghiệm, dễ bị “tổn thương” khi có biến động về thị trường, giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào, cơ chế, chính sách. Nhìn tổng nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài ngân sách phần nào thấy được điều này, khi trong 6 tháng nguồn thu khu vực này chỉ đạt 842/4.576 tỷ đồng tổng thu ngân sách. Con số này chưa thật sự tương xứng với tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn. Vì thế, nâng cao năng lực, sức chống chịu của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động cũng là cách hiệu quả hướng đến tính bền vững trong thu ngân sách Nhà nước.

leftcenterrightdel
 Tổ chức nhiều sân chơi trong hoạt động du lịch để giữ chân du khách cũng là một giải pháp tăng nguồn thu

Những giải pháp khả thi

Câu chuyện thu ngân sách bền vững là bài toán không của riêng Huế mà rất nhiều địa phương. Về lý thuyết, để đảm bảo được thu ngân sách bền vững cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính của tỉnh nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, mời gọi được các nhà đầu tư có thương hiệu, kinh nghiệm, tiềm lực và tâm huyết đến làm ăn trên địa bàn. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách Nhà nước.

Bài toán này đang ngày càng định hướng rõ trong kế hoạch xúc tiến đầu tư cũng như hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh. Mà theo ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch thu hút đầu tư năm 2023 có những điều chỉnh hướng vào các lĩnh vực trọng tâm hơn trên cơ sở xác định lĩnh vực mũi nhọn, lợi thế của tỉnh, ngành góp phần nâng cao nguồn thu của tỉnh.

Cụ thể, tỉnh sẽ đẩy mạnh kêu gọi đầu tư các dự án công nghệ cao, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0. Kêu gọi đầu tư dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, dự án khu vui chơi, giải trí, khu trưng bày và biểu diễn văn hóa Huế kết hợp khu mua sắm, góp phần làm phong phú các dịch vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú của du khách khi đến Huế. Tỉnh sẽ đẩy mạnh nhóm dự án thúc đẩy ngành kinh tế ban đêm. Kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, thu hút lao động từ các địa phương và nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Thừa Thiên Huế. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư dự án logistics và cảng biển để tăng tính chủ động trong việc lưu thông hàng hóa và góp phần hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đại diện Cục Thuế tỉnh chia sẻ, để thu ngân sách bền vững ngoài triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách, ngành thuế cũng đang tăng cường công tác quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước và thu hồi nợ đọng thuế: Triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý, khai thác tăng thu đối với một số lĩnh vực có dư địa lớn, chống thất thu ngân sách đối với một số lĩnh vực còn rủi ro về thuế.

Tuy nhiên, tính bền vững của thu ngân sách Nhà nước không chỉ là vấn đề tự thân của hệ thống thu ngân sách Nhà nước mà liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng đồng nghĩa, thu ngân sách Nhà nước bền vững trong dài hạn thì phải đảm bảo được kinh tế địa phương tăng trưởng liên tục. Muốn làm được điều này cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương trong ban hành, thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người nộp thuế cũng phải chủ động thích nghi, phát triển theo hướng nhanh và bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top