Thế giới

Tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2024

ClockThứ Năm, 20/07/2023 15:12
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra và suy thoái kinh tế dự kiến sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2023. Tuy nhiên, khả năng phục hồi vào năm 2024 sẽ diễn ra với điều kiện cần phát triển thêm năng lượng tái tạo, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây cho biết.

Công suất năng lượng tái tạo sẽ gần bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2024Hơn 80% số trẻ em tại Nam Phi không đọc hiểu thành thạo trước 10 tuổiNăng lượng tái tạo sẽ vượt than đá, trở thành nguồn phát điện lớn nhấtIEA: Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy tiết kiệm điện

leftcenterrightdel
Nhu cầu điện toàn cầu sẽ phục hồi nếu thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Ảnh minh hoạ: theconversation.com/TTXVN/Vietnam+ 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng toàn cầu về tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ giảm xuống dưới 2% vào năm 2023, tức giảm từ mức 2,3% của năm 2022. Con số này cũng là giảm so với mức trung bình 5 năm trước COVID-19 là 2,4%.

Dữ liệu của IEA cho thấy, vào năm 2024, tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 3,3% khi triển vọng kinh tế được cải thiện.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán, năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng mức tăng trưởng dự kiến trong năm nay và năm tới. Cùng với đó, năng lượng từ các nguồn tái tạo sẽ lần đầu tiên vượt quá 1/3 tổng nguồn cung cấp điện toàn cầu vào năm tới.

Tuy nhiên, thuỷ điện đã giảm, so với số liệu ghi nhận trong giai đoạn 1990 – 2016 thì đến giai đoạn 2020 - 2022 giảm khoảng 2%, tương đương với khoảng 240 terawatt/giờ.

IEA nhận định: “Dự đoán những thách thức đối với thuỷ điện liên quan đến biến đổi khí hậu và lập kế hoạch phù hợp sẽ rất quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thuỷ điện”.

Cũng theo IEA, tăng trưởng năng lượng tái tạo sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải toàn cầu, do lượng khí thải gia tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ được bù đắp bằng sự suy giảm khí thải ở các quốc gia khác, nơi việc triển khai năng lượng tái tạo đang gia tăng và khí đốt tự nhiên tiếp tục thay thế than đá. Chỉ riêng Liên minh châu Âu (EU) đã chiếm 40% tổng mức giảm phát thải từ sản xuất điện.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi trong nửa đầu năm nay, EU ghi nhận nhu cầu điện giảm 6% do các ngành sử dụng nhiều năng lượng, bao gồm nhôm, thép, giấy và hoá chất cắt giảm sử dụng do giá cao. IEA cho biết, khí hậu mùa đông tương đối ôn hoà cũng có tác động hạn chế hơn, từ đó giảm nhu cầu điện.

Giá điện bán buôn nhìn chung đã giảm đáng kể so với mức kỷ lục ghi nhận vào năm 2022 do sự gián đoạn gây nên bởi xung đột nổ ra giữa Nga và Ukraine, nhưng giá trung bình ở châu Âu vẫn cao hơn gấp đôi so với năm 2019, trong khi giá điện tại Ấn Độ tăng 80% và Nhật Bản tăng hơn 30%.

Tuy nhiên, giá điện tại Mỹ đã giảm gần như về mức của năm 2019. Nhu cầu của nước này dự kiến sẽ giảm 1,7% vào năm 2023 do tăng trưởng kinh tế chậm lại và sẽ tăng trở lại vào năm 2024, cụ thể là chạm mốc 2%, song vẫn giảm từ mức 2,6% được ghi nhận vào năm 2022.

Tại Trung Quốc, nhu cầu dự kiến sẽ tăng 5,3% vào năm 2023 và 5,1% vào năm 2024, sau khi tăng vừa phải 3,7% vào năm 2022, dữ liệu của IEA chỉ rõ. Tăng cường sử dụng thiết bị làm mát để đối phó với các đợt nắng nóng trong mùa hè dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu ở Trung Quốc trong năm nay.

Cùng lúc đó, mức tiêu thụ điện của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 6,8% vào năm 2023 và 6,1% vào năm 2024 – dự kiến sẽ vượt qua mức tiêu thụ của Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại – nhưng giảm so với mức tăng 8,4% ghi nhận vào năm 2022. Sự gia tăng này dự kiến sẽ đến từ việc tăng sử dụng các thiết bị gia dụng, tăng sử dụng máy móc điện, xe điện được sử dụng phổ biến hơn và nhu cầu làm mát cũng tăng lên.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu

Chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) năm nay sẽ kêu gọi hơn 190 quốc gia ủng hộ mục tiêu của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm tăng gấp 6 lần khả năng lưu trữ năng lượng toàn cầu vào năm 2030, thông tin mới trên trang The Business Times cập nhật.

COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu
Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường

TP. Huế có địa bàn rộng, số lượng học sinh đông nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị (ATGT - TTĐT) trước cổng trường luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thành phố cũng như các địa phương, ban ngành, trường học chú trọng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc, kẹt xe vào các khung giờ đưa - đón học sinh đến trường.

Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường
Hương Vân giảm nghèo

Với nhiều giải pháp thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phường Hương Vân trở thành đơn vị dẫn đầu của thị xã Hương Trà về công tác giảm nghèo.

Hương Vân giảm nghèo
Tìm hướng kéo giảm tảo hôn, sinh con thứ 3 ở A Lưới

UBND huyện A Lưới tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số, hướng đến công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tìm hướng kéo giảm tảo hôn, sinh con thứ 3 ở A Lưới
Return to top