ClockThứ Ba, 26/03/2024 16:06

Triển khai Đề án 06 gắn với quá trình chuyển đổi số của địa phương

TTH.VN - “Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án 06 và đột phá trong công tác chuyển đổi số (CĐS), do vậy, các sở, ngành, địa phương​ cần bám sát các kế hoạch của tỉnh, tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc, hoàn thành các nhiệm vụ được giao”. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án 06 và giao ban Ban chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh diễn ra ngày 26/3.

Chuyển đổi số ngành du lịch: Phải đồng bộ, thống nhấtSở Thông tin & Truyền thông và HueWACO:Ký kết hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2026Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch còn nhiều thách thứcBước đột phá từ số hóa hồ sơ bệnh ánThực hiện chuyển đổi số toàn diện, đồng bộ, hiệu quả

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Thông tin kết quả triển khai Đề án 06 giai đoạn 2022-2023, Đại tá Nguyễn Đình Thừa - Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, xác định rõ việc triển khai Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, qua 2 năm tổ chức thực hiện, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao từng giai đoạn và hàng năm. 

Tỉnh đẩy mạnh thực hiện các nhóm tiện ích, nhiệm vụ Đề án 06 với chủ động phối hợp Bộ Công an để xây dựng kế hoạch triển khai 46 mô hình Đề án 06. 

Đồng thời, gắn việc xây dựng “đô thị thông minh”, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh với Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư để phân tích dữ liệu, dự báo tình hình phục vụ chỉ đạo điều hành và xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội; phục vụ xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số... 

Liên quan đến kết quả triển khai các giải pháp duy trì và nâng cao chỉ số CĐS (DTI), Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh cho hay, năm 2023, điểm tự chấm của tỉnh ước đạt 774.45 điểm, tăng 76,9 điểm so với năm 2022, trong đó có 22 tiêu chí thành phần tăng và 1 tiêu chí thành phần giảm. 

Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật thông tin về quá trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố 

Qua phân tích, nhóm tiêu chí đạt bền vững gồm 59 tiêu chí thành phần với 530 điểm. Nhóm tiêu chí không đạt bền vững gồm 41 tiêu chí thành phần với 470 điểm. 

Đối với nguyên nhân không đạt bền vững, ông Anh cho rằng, một số tiêu chí đưa ra chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; một số tiêu chí thành phần được sử dụng dữ liệu chủ động từ Bộ Thông tin và Truyền thông chưa được rõ ràng, còn tình trạng vênh với số liệu do địa phương quản lý; việc liên thông dữ liệu với cơ sở dữ liệu của bộ, ngành trung ương rất phức tạp và khó khăn. Dịch vụ đô thị thông minh là thế mạnh của tỉnh, song, bộ chỉ số chưa được áp dụng chấm điểm cho dù đã đưa vào tiêu chí thành phần cụ thể.

Nhanh chóng khắc phục các “điểm nghẽn”

Tại hội nghị, bên cạnh những kết quả đạt được, những tồn tại trong việc thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh được lãnh đạo các sở, ngành, địa phương chỉ rõ.

Theo đó, kết quả đánh giá về bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn thấp; một số mô hình Đề án 06 chỉ mới triển khai được một phần; tỷ lệ công dân được cấp chữ ký số công cộng chưa đạt được kỳ vọng, chưa hoàn thành việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử đối với số công dân đã thu nhận hồ sơ; một bộ phận người dân khó khăn, hạn chế trong sử dụng phương tiện số, các tiện ích trên môi trường số; một số chỉ tiêu trong bộ chỉ số đánh giá xếp hạng CĐS cấp tỉnh còn thấp.

Ngoài ra, hoạt động chính quyền số, dịch vụ công trực tuyến chưa được các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc, các chỉ số về mức độ triển khai cũng như mức độ hài lòng đều không đạt tiêu chí; việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp của một số cơ quan, đơn vị còn chậm; còn có tình trạng làm thay, làm hộ người dân để đạt chỉ tiêu…

 Mô hình mẫu chuyển đổi số tại xã Phong An, huyện Phong Điền

Để đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các sở, ngành, địa phuơng cần rà soát, đánh giá kỹ kết quả thực hiện từng mô hình của Đề án 06 để có kế hoạch, giải pháp triển khai, đảm bảo lộ trình. Trong đó, ưu tiên triển khai ngay các mô hình đã rõ về giải pháp thực hiện, đã thí điểm hiệu quả tại các địa phương khác, chưa cần đầu tư nhiều về kinh phí. 

Đối với các nhiệm vụ trọng tâm về CĐS, các ngành, các cấp cần rà soát lại các nội dung nhằm duy trì và nâng cao xếp hạng CĐS cấp tỉnh.

Ông Bình yêu cầu các sở, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; giao trách nhiệm, giao chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công trực tuyến để việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao hơn.

 Khen thưởng các tập thể, cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2023

Ông Bình cũng lưu ý đến việc trển khai các mô hình phải được áp dụng các đối tượng, tổ chức, cá nhân cụ thể. Từ đó, tập trung các giải pháp đánh giá toàn diện. “Chúng ta triển khai nhưng phải xác định mô hình được áp dụng ở đâu, cho ai; sau khi triển khai cần tổ chức đánh giá, để rà soát các chỉ số chưa đạt. Đối với các mô hình chưa triển khai, địa phương nên chủ động làm việc với cơ quan thường trực để có “điểm chạm”. Bộ chỉ số DTI cũng cần có sự tương tác giữa cơ quan thường trực với các địa phương. Để có sự thống nhất từ thượng tầng, trong quá trình tổ chức, địa phương, đơn vị cần có những kiến nghị cụ thể để gỡ những nút thắt trong quá trình thực hiện”, ông Bình nhấn mạnh. 

Trong khuôn khổ hội nghị, 10 tập thể và 10 cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2023.

 

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Return to top