ClockThứ Ba, 16/03/2021 09:31

Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam

Sau khi sụt giảm 10% giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam trong tháng 1, tháng 2, thị trường Trung Quốc đã quay lại nhập khẩu mạnh, tăng 114%.

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc giaSản xuất nông nghiệp, thủy sản giữ được đà phục hồiTái tạo, phục hồi thủy hải sản

Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 2/2021, do có kỳ nghỉ Tết nguyên đán nên tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020, đạt trên 410 triệu USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu đang có chiều hướng phục hồi vì giá trị xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng mạnh. Top 10 thị trường đơn lẻ có kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam cao nhất trong tháng 2 gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Anh, Nga, và Hà Lan, chiếm đến 75,4% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Sau khi sụt giảm 10% giá trị nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam trong tháng 1, tháng 2, thị trường Trung Quốc đã quay lại nhập khẩu mạnh, tăng 114%

Có sự thay đổi đáng kể của hai thị trường Hồng Kông và Singapore. Nếu như trong tháng 2/2020, hai thị trường này đều có trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam thì tháng 2 năm nay xuất khẩu sang hai thị trường này giảm sâu, lần lượt giảm 64% và 83% nên đã bị tụt xa khỏi top 10. Thay vào đó là sự thế chân của Nga với mức tăng 57% nhập khẩu từ Việt Nam và sự nâng hạng của thị trường Hà Lan, dù xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 14%.

Xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn giữ phong độ, sau khi tăng 25% trong tháng 1 tiếp tục tăng gần 10% trong tháng 2 trong khi xuất khẩu sang Canada đột phá tăng 31% trong tháng 2. Canada trở thành thị trường lớn thứ 4 chiếm 4,6% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ (21%), Nhật Bản (7,8%), Hàn Quốc (9,2%), Trung Quốc (8,3%).

Đáng chú ý là sự trở lại ngoạn mục của Trung Quốc với mức tăng nhập khẩu 114% trong tháng 2, sau khi sụt giảm 10% trong tháng 1. Sự phục hồi này mang lại lạc quan cho xuất khẩu thủy sản trong những tháng tiếp theo.

Ngoài ra, xuất khẩu sang Anh và nhiều thị trường khác cũng tăng mạnh. “Kết quả xuất khẩu trong tháng 2 cho thấy tác động tích cực của hiệp định CPTPP và EVFTA đối với thủy sản Việt Nam, vì xuất khẩu sang đa số các nước tham gia hiệp định đều duy trì tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái”, VASEP nhấn mạnh.

Theo Vneconomy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top