ClockThứ Ba, 21/08/2018 08:18

Truyền thông về phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tăng hiệu quả thực thi pháp lý, ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnhMở khóa tiềm năng kinh tế to lớn của thương mại điện tửNgành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường

Chương trình truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia góp phần phát huy và hướng đến những giá trị tốt đẹp, lâu bền, tạo động lực và khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần gắn với thực tiễn, cập nhật theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng đất nước, bám sát các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Lồng ghép nội dung chương trình với các nhiệm vụ có liên quan nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Mục tiêu của Chương trình là tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết nội dung về phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội.

Đồng thời tuyên truyền kịp thời các chủ trương, giải pháp, biện pháp và kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mỗi giai đoạn phát triển đất nước.

4 nội dung truyền thông

Một là, truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, truyền thông sâu rộng về các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, các chương trình nghị sự và sự kiện quốc tế về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Việt Nam tổ chức, tham gia; phổ biến các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các tổ chức uy tín trên thế giới tới các tổ chức và người dân; truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quá trình thực hiện và những kết quả đạt được qua các năm; truyền thông về các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thi đua xây dựng đất nước, các điển hình tiên tiến và các việc làm thiết thực góp phần thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hai là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực kinh tế: Truyền thông về các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tăng cường nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Ba là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực văn hóa - xã hội: Truyền thông về các mục tiêu phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội.

Bốn là, truyền thông các nội dung về lĩnh vực môi trường: Truyền thông về các nội dung khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; cách sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức công tác tổng kết và báo cáo việc thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; chỉ đạo các cơ quan báo chí ở trung ương và các đơn vị liên quan triển khai công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng lợi thế của hình thức truyền thông qua mạng viễn thông, internet.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

TIN MỚI

Khuyến mãi 4g viettel tháng
Return to top