ClockThứ Sáu, 08/01/2021 14:35

Từ 1 triệu cây phát triển lên 1 tỷ cây xanh

TTH - Cả nước đã hoàn thành vượt mốc Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” và khởi động Chương trình phát triển 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Tham vọng trồng 1 tỉ cây xanh của ÚcPhạt cảnh cáo hoặc tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với chủ câyThị trường hoa tết bán ra chậm, người mua vẫn còn khảo giá

Trồng cây, trồng rừng luôn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm vì mục tiêu phát triển bền vững

Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới là sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng bắt đầu triển khai từ đầu năm 2021. Sáng kiến này được đưa ra nhằm kêu gọi toàn dân khắp mọi miền đồng lòng, chung tay trồng và bảo vệ cây xanh.

Chương trình này một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với môi trường sống, với việc bảo vệ và phát triển rừng, chăm lo sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đây cũng là hành động nhằm đảm bảo phát triển hài hoà ba trụ cột quan trọng là kinh tế, xã hội và môi trường.

Từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Vinamilk phát động “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” vào năm 2012 với khẩu hiệu “Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường”, chương trình góp phần quan trọng vào việc lan tỏa ý nghĩa của việc trồng cây trong toàn dân, tác động tích cực đến công tác phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan, môi trường sống.

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH), sự nóng lên của trái đất và nước biển dâng đang là một trong những thách thức môi trường lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biểu hiện rõ nét là thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng ở nhiều nơi, để lại hậu quả rất nặng nề, như những đợt bão lũ, sạt lở đất những tháng cuối năm 2020 tại các tỉnh miền Trung. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc trồng và bảo vệ cây xanh là một trong những việc làm hết sức thiết thực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Thực tiễn chứng minh, trong các giải pháp thích ứng BĐKH thì giải pháp đơn giản và tiết kiệm nhất chính là trồng cây xanh. Thời gian qua, tuân theo quy luật này, Thừa Thiên Huế luôn chú trọng đẩy mạnh trồng cây gây rừng. Hằng năm, ngoài trồng từ 5.000 đến 6.000ha rừng trồng tập trung, các địa phương, đơn vị, trường học... còn trồng thêm hàng ngàn cây phân tán, góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, hạn chế tình trạng xói lỡ, điều hoà khí hậu, giữ không khí trong lành; đồng thời mang lại nguồn lợi kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Theo khuyến cáo của ngành lâm nghiệp, để góp phần hiện thực hóa sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, trong đó có trồng cây xanh đô thị, các địa phương cần ưu tiên trồng những giống, loài cây có khả năng phục hồi, tái tạo hệ sinh thái rừng tự nhiên, có khả năng hấp thụ khí các-bon, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, gìn giữ đất đai.

Việc trồng rừng cần theo cấu trúc rừng tự nhiên, nhiều loài, nhiều tầng lớp và không phát quang thảm thực vật; không khai thác, sản xuất ở những khu vực xung yếu để bảo vệ, tạo lập những cánh rừng đại ngàn ở khu vực xung yếu; áp dụng công nghệ tiên tiến để lập bản đồ và giám sát sự tăng trưởng và phát triển cây trồng; phân công trách nhiệm, nhất là đề cao vai trò của cộng đồng trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, tránh thực hiện theo phong trào và mang tính hình thức.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Cây hoa ban Tây Bắc
Return to top