ClockThứ Năm, 23/09/2021 18:36

Ứng phó bão số 6 kết hợp với phòng chống dịch COVID-19

TTH.VN - Chiều 23/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì họp khẩn, triển khai các biện pháp ứng phó bão số 6. Cuộc họp kết nối trực tuyến với các điểm cầu: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trườngSẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên taiNhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 5, chủ động ứng phó mưa lũVừa chống bão, vừa phòng dịch

Tham dự tại Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Lượng mưa lớn, nguy cơ ngập úng, lũ quét

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh (bìa trái) trong một lần kiểm tra công tác phòng chống bão tại phường Thuận An, TP. Huế 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, chiều nay (23/9), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 6.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 1 giờ ngày 24/9, vị trí tâm bão trên vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Từ tối và đêm nay (23/9), trên đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6-8, riêng khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 8, giật cấp 10.

Từ chiều nay đến ngày 24/9, bão còn tiếp tục gây mưa rất to ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300mm; các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm.

Sẵn sàng phương châm “4 tại chỗ”

Tàu thuyền neo đậu an toàn tại Thừa Thiên Huế, trong đó có 50 phương tiện và 278 lao động ngoại tỉnh

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các đoàn kiểm tra trước mùa mưa lũ các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện; chỉ đạo các chủ đập thủy điện xây dựng, rà soát, kiểm chứng bản đồ ngập lụt vùng hạ du; lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện; phương án ứng phó thiên tai; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ dự báo và vận hành hồ đập; đầu tư hệ thống camera theo dõi xả lũ qua các cống, đập về hạ du và truyền hình ảnh về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Trung tâm Giám sát điều hành Đô thị thông minh tỉnh.

Đến 16h30 ngày 23/9 đã cơ bản kêu gọi các tàu thuyền trên địa bàn tỉnh vào trú tránh an toàn với 2.062 phương tiện đang neo đậu; có 50 phương tiện và 278 lao động ngoại tỉnh. Vụ hè thu năm 2021, toàn tỉnh đã gieo cấy 25.531ha lúa, đến nay thu hoạch 25.402 ha, còn lại 129 ha chủ yếu ở vùng cao A Lưới.

Tỉnh triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là phương án sơ tán dân an toàn trong thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” và đảm bảo phòng, chống dịch tại các địa điểm sơ tán, khu cách ly. Theo đó, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế rà soát phương án sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn, với 18.713 hộ và 64.743 khẩu.

Sở Công Thương đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo. Ngoài ra các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Tỉnh triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là phương án sơ tán dân an toàn trong thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” và đảm bảo phòng, chống dịch tại các địa điểm sơ tán, khu cách ly. Theo đó, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế rà soát phương án sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn, với 18.713 hộ và 64.743 khẩu.

Chủ động kịch bản

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành biểu dương các địa phương chủ động kịch bản ứng phó với bão số 6 từ sớm, từ xa trong điều kiện vừa phòng chống bão, vừa phòng chống dịch COVID-19. 

Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thông báo kịp thời đến người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh. Tổ chức kiểm đếm, thông tin, hướng dẫn di chuyển không để tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm. Di chuyển người, lồng bè vào bờ đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Theo dõi chặt chẽ lượng lưu lượng đến các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước để chủ động vận hành điều tiết và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng thấp trũng. Sẵn sàng triển khai phương án di dời dân đảm bảo an toàn về người và tài sản, đồng thời an toàn phòng dịch COVID-19.

Sẵn sàng triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực nguy cơ ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo trung ương khi có tình huống xảy ra.

Tuyệt đối không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh. Rà soát lại các khu vực ngập lụt, có phương án đảm bảo tài sản và tính mạng người dân tại khu vực này. Có phương án vận hành liên hồ chứa an toàn trong mùa mưa bão. Đối với các công trường xây dựng, nhà máy, xí nghiệp trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống bão. Công an và các lực lượng khác của địa phương hỗ trợ công tác cách ly, giãn cách và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương; đặc biệt là các khu thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Giúp dân khắc phục hậu quả bão lũ

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của bão số 6 đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, các đơn vị tăng cường lực lượng xuống địa bàn giúp dân khắc phục hậu quả.

Giúp dân khắc phục hậu quả bão lũ

TIN MỚI

Return to top