ClockThứ Hai, 05/09/2022 10:52

VIAC giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại

Việc sử dụng các mô hình giải quyết tranh chấp thay thế kết hợp đang là một xu hướng phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới bởi tính hiệu quả mà nó mang lại.

RCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình DươngNhật - Hàn bắt đầu đàm phán cấp cao giải quyết tranh chấp thương mạiHoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng

(Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)

Trong những năm gần đây, khi các tranh chấp thương mại xảy ra ở mức độ phức tạp và thường xuyên hơn, đặc biệt là trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các doanh nghiệp đều có mong muốn sử dụng kết hợp nhiều phương thức để giải quyết các tranh chấp thay vì chỉ sử dụng riêng trọng tài hoặc hoà giải.

Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), thực tế cho thấy việc sử dụng các mô hình giải quyết tranh chấp thay thế kết hợp đang là một xu hướng phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới bởi tính hiệu quả mà nó mang lại.

Hiểu rõ được điều đó, VIAC và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã nghiên cứu để phát triển các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất đem lại kết quả (giải quyết triệt để tranh chấp và đảm bảo khả năng thực thi), tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với chỉ sử dụng trọng tài hoặc hoà giải độc lập.

Để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong thời gian qua, VIAC và VMC đã nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia tố tụng trọng tài; đảm bảo quy trình tố tụng trọng tài không chậm trễ và việc nhận và gửi các văn thư, thông báo được thực hiện đúng quy trình, thủ tục.

VIAC và VMC cũng tăng cường tổ chức các phiên xử trực tuyến qua hình thức hội nghị trực tuyến (videoconference). Hình thức này cũng được các Hội đồng Trọng tài khuyến nghị đến các bên để xử lý kịp thời, tránh kéo dài thời gian vụ tranh chấp.

Các vấn đề về thủ tục, trang thiết bị cũng đã được VIAC chuẩn hóa nhằm hỗ trợ các bên và Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.

Tại Việt Nam, với ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19 thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí có những doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, giải thể.

Với những thách thức này, doanh nghiệp đã và đang gấp rút tìm kiếm cho mình giải pháp để trụ vững, tồn tại và hồi phục.

Trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp. Tranh chấp có thể phát sinh ở bất kỳ thời điểm nào, điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Theo ghi nhận của VIAC, trong giai đoạn dịch bệnh đã cho thấy sự gia tăng đối với nhóm tranh chấp phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, giao hàng không đúng thời hạn, thực hiện công trình không đúng theo tiến độ hợp đồng, không thanh toán hoặc chậm thanh toán....

Theo đó, doanh nghiệp khởi kiện ra VIAC phần nhiều nhằm mục đích yêu cầu bên vi phạm thanh toán, bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng...

VIAC/VMC là một trong số ít tổ chức giải quyết tranh chấp bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) trên thế giới và là tổ chức duy nhất tại Việt Nam đưa vào áp dụng cơ chế phí hỗ trợ.

Với vai trò là đơn vị có chức năng giải quyết tranh chấp, VIAC/VMC hy vọng các doanh nghiệp sẽ bền bỉ để giữ vững, duy trì hoạt động trong thời gian này để từ đó có cơ sở khôi phục và phát triển trong tương lai.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương

Theo lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm), đơn vị sẽ tổ chức kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 tại Trung tâm Thương mại Aeon Mall Huế trong 2 ngày 28 và 29/12.

Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

TIN MỚI

Return to top