Đại diện lãnh đạo các nước tham gia buổi ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
Được biết đến là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đại diện cho một tập hợp những điều kỳ diệu chắc chắn sẽ tái định hình các nền kinh tế và chính trị trong khu vực trong nhiều thập kỷ tới. Hiệp định thương mại này mang lại lợi ích to lớn cho 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương bằng cách giúp các nước cân bằng các chiến lược kinh tế và an ninh để thúc đẩy lợi ích kinh tế và mục tiêu an ninh.
Ngay từ đầu, hiệp định thương mại tự do loại bỏ một loạt các thuế quan và dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa để quản lý hợp tác thương mại châu Á - Thái Bình Dương vì lợi ích chung. Hiệp định bao gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, viễn thông, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử và các dịch vụ chuyên nghiệp được thiết kế để tăng cường hơn nữa sự kết nối của các chuỗi giá trị công nghiệp và chuỗi cung ứng, thúc đẩy niềm tin kinh doanh và đóng góp vào tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, khối thương mại cũng đại diện cho khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu và bao phủ thị trường tiêu dùng của khoảng 2,2 tỷ người. Điểm cộng là có nhiều nước thành viên hiệp định đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhau từ trước. Điều này có nghĩa rằng hiệp định sẽ không tồn tại những đòi hỏi tham vọng về tính ưu việt, tư lợi và các mặt tối khác.
Các quốc gia RCEP cũng được kỳ vọng sẽ liên kết thế mạnh của các nước về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.
Với sự giúp đỡ từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với rất nhiều quốc gia thành viên và số vốn hàng tỷ USD, thỏa thuận RCEP cũng có thể tạo ra cơ hội cho sự thay đổi lớn về bản chất của quan hệ ngân hàng khu vực. Không có thời điểm nào như thời điểm hiện nay để kết nối các tổ chức ngân hàng châu Á - Thái Bình Dương và thúc đẩy sự giàu có, thịnh vượng chung. Tất cả những điều được xem xét đều được RCEP xây dựng dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, các điều khoản thương mại bình đẳng, cơ hội thương mại và kinh doanh công bằng.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai, hy vọng các quốc gia khác sẽ tùy theo thực tế đang thay đổi của Đông Á để điều chỉnh và tiến đến ký kết một hiệp định thương mại tự do và bao trùm tổng thể. Điều này có thể bao gồm cho cả Ấn Độ và Mỹ. Vào thời điểm mà chủ nghĩa đơn phương đang sụp đổ và nhiều quốc gia, trong đó có cả các nền kinh tế khu vực đồng Euro đã và đang không sẵn sàng gắn bó với bất kỳ cuộc chơi mới nào, RCEP luôn mở cửa để chào đón thành viên mới.
Với sự lạc quan đầy thận trọng, có thể kết luận rằng thỏa thuận thương mại này hoàn toàn có thể giữ các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào “cuộc chơi” trong vòng nhiều thập kỷ. Sẽ là hiển nhiên khi cho rằng các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiến thắng nếu họ bảo vệ hệ thống thương mại đa phương mới, đảm bảo các quy tắc và thông lệ rõ ràng, cũng như liên kết với các cơ quan và tổ chức tài chính quốc tế hiện có như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhìn chung, hiệp định đã tạo ra hy vọng cho nhiều nền kinh tế xích lại gần nhau hơn trên cơ sở tin cậy lẫn nhau để đẩy nhanh quá trình hội nhập và cứu thế giới ra khỏi những tranh chấp và gián đoạn thương mại không cần thiết.
Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)