ClockThứ Sáu, 30/06/2023 14:57

Xã hội hóa bảo vệ môi trường

Giảm phát thải môi trường, hướng đến khách hàngViệt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh cho phát triển bền vữngPhát triển bền vững trên nền tảng kinh tế xanh

leftcenterrightdel
 Doanh nghiệp địa phương chủ động đổi mới công nghệ để sản xuất theo hướng xanh, sạch

Xác định xã hội hóa (XHH) là một trong những biện pháp tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường (BVMT), thời gian qua công tác XHH BVMT ở Thừa Thiên Huế đã mang lại nhiều kết quả thiết thực…

Mới đây, qua trao đổi với chuyên gia môi trường đến từ Hà Nội, điều mà chúng tôi nhận thấy, khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước hạn chế việc huy động các nguồn lực XHH thông qua đóng góp từ doanh nghiệp (DN), hộ gia đình kinh doanh và người dân sẽ hỗ trợ thực hiện thành công nhiệm vụ BVMT.

Thừa Thiên Huế vận dụng hiệu quả khi ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong cộng đồng. Nhiều mô hình, hoạt động XHH trong BVMT đạt kết quả tốt do các tổ chức đoàn thể thực hiện tại cơ sở; mô hình trường học, bệnh viện, đường thôn ngõ xóm sạch, đẹp... Vận dụng rõ nét nhất là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Từ hoạt động thu gom, vận chuyển đến xử lý rác thải đều được các địa phương huy động nguồn lực XHH.

Nhiều DN tham gia XHH thông qua việc chủ động đầu tư thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, giảm chất thải, phát thải khí nhà kính, đầu tư công nghệ sản xuất thực hiện kinh tế xanh… Khá nhiều DN hỗ trợ kinh phí, phối hợp với cộng đồng, các cơ quan, đơn vị để triển khai các hoạt động BVMT trên địa bàn như: Công ty Panasonic Việt Nam tham gia chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Chính phủ phát động; đầu tư trang, thiết bị thu gom phân loại rác tại nguồn ở TP. Huế do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam tài trợ…

Ông Đặng Phước Bình, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: “Nhờ có XHH nguồn lực của cộng đồng mà Nhà nước đã giảm được rất nhiều chi phí, kinh phí cho công tác BVMT; trong đó cái được lớn nhất là làm thay đổi được nhận thức, trách nhiệm chung tay BVMT của cả cộng đồng”.

Bên cạnh hoạt động XHH, ngân sách Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư thực hiện nhiệm vụ BVMT dưới các hình thức dự án, chương trình BVMT, vì đây là hoạt động có tính liên ngành, liên vùng và mang tính cộng đồng, xã hội cao.

Hiện ở Việt Nam, chi phí đầu tư cho hoạt động BVMT được ước tính theo 3 phương án. Phương án thứ nhất với chi phí đầu tư BVMT ở mức thấp, bằng 1% GDP. Phương án thứ hai là chi phí BVMT tính theo đầu người, như giai đoạn 2011-2015 là 25 USD/người/năm, giai đoạn 2016-2020 là 35 USD/người/năm. Phương án thứ ba, chi phí đầu tư cho BVMT bằng khoảng 3% GDP. Đây là phương án có mức đầu tư tương đối cao, đòi hỏi sự cố gắng của các cấp, các ngành để huy động nhiều vốn trong và ngoài nước đầu tư cho việc BVMT. Với mức đầu tư theo phương án này sẽ có những tác động tích cực đến người gây ô nhiễm để họ thấy rõ trách nhiệm BVMT cao hơn nếu không muốn phải trả tiền do gây ô nhiễm lớn.

Vận dụng các phương án trên, thời gian qua, tỉnh cũng khá quan tâm, có những giải pháp về tài chính, như trích không dưới 1% tổng chi ngân sách địa phương và tăng dần hằng năm để thực hiện các đề án, dự án về môi trường. Thời gian gần đây, bình quân kinh phí chi cho nhiệm vụ BVMT mỗi năm trên 150 tỷ đồng. Kinh phí được phân bổ cũng tăng lên hàng năm, nên một số vấn đề lớn, cấp bách về môi trường của địa phương, như  ý thức BVMT của các cấp, ngành và cộng đồng; rác thải sinh hoạt; ô nhiễm trong khu dân cư, khu công nghiệp; hoạt động quan trắc môi trường; diệt trừ sinh vật ngoại lai... từng bước được giải quyết.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
WC ở trường học:
Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí

Đầu tư là một chuyện, còn chăm sóc, quản lý, sử dụng lại là một chuyện. Nếu thiếu quan tâm quản lý, thì các nhà vệ sinh ở trường học sẽ rất nhanh bị xuống cấp, trở nên mất vệ sinh, và rồi lại trở thành nỗi ám ảnh cho mỗi học sinh khi có nhu cầu...

Thiếu để mắt sẽ mất ý nghĩa và thành lãng phí
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top