ClockThứ Hai, 26/08/2024 10:47

“Xanh nhà hơn già đồng”

TTH - Đến ngày 25/8, toàn tỉnh đã thu hoạch gần 20 ngàn ha lúa hè thu. Diện tích còn lại hơn 5.000ha đang được các địa phương đốc thúc, đẩy nhanh tiến độ nhằm thu hoạch kịp thời trước ngày 30/8, tránh thiệt hại do mưa lũ.

Hội thao Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thônNâng trữ lượng thuỷ sản vùng biển được phục hồi tăng 5%Tập huấn phổ biến pháp luật thủy sản, chống khai thác IUU

 Tăng cường đưa máy cơ giới vào thu hoạch lúa

Điều mà ngành nông nghiệp lo ngại là qua kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất có khoảng 400ha lúa hiện vẫn còn xanh và chắc chắn phải thu hoạch sau ngày 30/8. Các diện tích thu hoạch muộn này chủ yếu tập trung tại một số địa phương như TP. Huế, Phú Vang, A Lưới.

Tại xã Hương Phong (TP. Huế) có hàng chục ha ở khu vực Bàu Su phải đến đầu tháng 9 mới thu hoạch xong. Hầu hết các diện tích này đều do người dân chủ quan, gieo cấy muộn. Ông Đặng Duy Hoàng, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thuận Hòa, xã Hương Phong khẳng định, trên địa bàn HTX có khá nhiều diện tích phải thu hoạch muộn sau ngày 30/8. Tuy nhiên, đơn vị đang theo dõi sát diễn biến của thời tiết để có sự điều hành, hướng dẫn người dân thu hoạch kịp thời. Phương châm của HTX là thu hoạch lúa bằng mọi giá, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện A Lưới thông tin, một số diện tích trên địa bàn huyện gieo cấy muộn do tập quán của người dân nên đến nay lúa vẫn còn xanh. Các diện tích này chắc chắn phải thu hoạch sau ngày 30/8. Cán bộ nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương đốc thúc người dân khẩn trương thu hoạch, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ có khả năng đến sớm.

Ông Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông tin, đến ngày 25/8, toàn tỉnh có gần 20 ngàn ha lúa hè thu đã thu hoạch xong. Dự kiến, gần 5.000ha còn lại sẽ thu hoạch xong trước ngày 30/8. Riêng 400ha tại các huyện A Lưới, Phú Vang và TP. Huế phải thu hoạch xong sau ngày 30/8 do gieo cấy, trổ muộn.

 Lúa đưa về kho sau thu hoạch

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong tháng 8/2024 có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng, tập trung trong cuối tháng. Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai, đảm bảo sản xuất vụ hè thu 2024 thắng lợi, Sở NN&PTNT đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương, HTX nông nghiệp theo dõi chặt chẽ tình hình sinh trưởng của lúa để có kế hoạch tổ chức thu hoạch từng vùng, từng chân ruộng với phương châm “lúa chín đến đâu thu hoạch đến đó”, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/8.

Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày này, tranh thủ thời tiết khá đẹp, các địa phương đang huy động tối đa công suất của các loại máy gặt và có phương án sắp xếp, bố trí máy gặt hợp lý để thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa vụ hè thu. Trong điều kiện lúa chín đại trà, đều khắp các cánh đồng thì các địa phương, HTX bố trí, tăng cường máy gặt ban đêm. Hiện nay, một số nơi cũng đã bắt đầu tranh thủ thu hoạch lúa ban đêm để kịp tiến độ.

Cùng với hướng dẫn, huy động nông dân thu hoạch lúa, các ban ngành, địa phương cũng chuẩn bị kế hoạch, chủ động huy động các lực lượng tại cơ sở như thanh niên xung kích, dân phòng, lực lượng quân đội, công an sẵn sàng giúp người dân thu hoạch lúa kịp thời. Trong trường hợp xảy ra mưa lũ bất thường, lũ sớm phải thu hoạch ngay theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Các loại cây sắn, rau màu... ở các vùng thấp trũng cũng cần thu hoạch kịp thời nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cán bộ bảo vệ thực vật đang được ngành nông nghiệp tăng cường về cơ sở, bám đồng ruộng theo dõi diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa và các loại cây trồng để có biện pháp hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Cán bộ khuyến nông về cơ sở phối hợp với Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, TP. Huế để tuyên truyền, vận động nông dân thu hoạch những diện tích lúa đã chín và các cây trồng khác ở vùng thấp trũng.

Ông Đặng Văn Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh thông tin, đơn vị đang phối hợp với các địa phương, ban ngành triển khai công tác bảo đảm an toàn hệ thống đê điều và công trình thủy lợi, nhất là đê điều xung yếu, hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp. Giám sát công trình đê kè đang thi công dở dang...

Công ty TNHH NN MTV Quản lý Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cũng phối hợp với các địa phương kiểm tra hệ thống kênh mương, gia cố đê bao nội đồng, khơi thông dòng chảy. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, máy móc để chủ động tiêu úng, xử lý kịp thời khi có mưa lớn xảy ra nhằm hạn chế ngập úng gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa và các loại cây trồng khác.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top