ClockThứ Sáu, 10/07/2020 14:17

Chính sách tác động theo hướng nào

TTH - Ở đây chỉ nói về công tác kiến trúc. Mỗi sáng, tôi có dịp đạp xe hoặc đi bộ qua nhiều vùng ven của thành phố Huế, nhận thấy một điều, nếu chúng ta quản lý kiến trúc theo kiểu như hiện tại, không cần đợi đến nhiều năm sau sẽ rất khó làm cho thành phố đẹp hơn lên. Thực ra, ở những khu đô thị mới, những đường phố chính, những năm gần đây chúng ta thấy kiến trúc đã có những cải thiện đáng kể theo hướng đẹp hơn lên, tinh tế hơn và cũng tiện dụng hơn. Nhưng hễ bước ra vùng ven là dường như kiến trúc vắng bóng!?

Gom đất phân lô bán nền: Có dấu hiệu “lách” luật ?Chia lô bán nền đất xen cư - Kỳ 2: Chưa siết chặt quản lý hạ tầng

Các công trình xây dựng ven đô cần được quản lý để tạo sự đồng bộ về kiến trúc, quy hoạch. Ảnh: BẢO CHÂU

Tất nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi mọi thứ thay đổi ngay lập tức được. Muốn nề nếp hơn, đẹp hơn đã khó. Muốn một công trình kiến trúc đạt độ tinh tế lại càng khó hơn. Một cụm kiến trúc cho đẹp, hài hòa, tinh tế… lại càng khó hơn nữa. Đơn giản là vì, để đạt được điều này nó đỏi hỏi mang tính đồng bộ rất cao: từ quy hoạch, kiến trúc; quản lý quy hoạch, kiến trúc; điều kiện kinh tế ; “gu” thẩm mỹ… Tất cả những điều này xem ra, ở vùng ven đều thiếu.

Cho nên chúng ta thấy một thực tế: các công trình muốn xây theo kiểu gì thì xây; muốn xoay theo hướng nào thì xoay; muốn cao thấp tùy ý; muốn sử dụng vật liệu như thế nào là tùy gia chủ… Nói chung, người dân muốn làm gì thì làm miễn là ở trong khu đất nhà mình được cho phép.

Gần đây, chúng ta thấy một hiện tượng nữa, đó là các công ty bất động sản cỡ nhỏ đã… tham gia vào “quy hoạch chi tiết”. Khắp hang cùng ngõ hẻm thấy các biển rao vặt: “cần mua đất vùng này”, cần bán đất vùng kia. Không hiểu họ làm cách nào nhưng mới thấy đó là một vùng đất vườn trồng tràm, trồng sả, trồng sắn… có lẽ là đất vườn được cấp 50 năm. Họ mua lại cả vùng (có thể là chỉ có vài chục m2 đất ở lâu dài cho hợp lệ) rồi chuyển đổi thành đất ở. Sau đó chia lô, phân nền để bán. Họ đọc rất tốt nhu cầu của thị trường – phân lô với diện tích nhỏ. Với diện tích cỡ 60-70 m2 với giá vài trăm triệu đồng, phù hợp với nhu cầu của số đông cho nên, một khu nào đó 5-7 nền đất được mở bán là hết vèo. Tất nhiên, khi chuyển đổi đất vườn sang đất ở người kinh doanh không phạm luật, người dân có điều kiện hơn để tiếp cận đất ở, Nhà nước cũng không mất gì (thu được thuế). Nếu có mất, thì có lẽ là bộ mặt đô thị vùng ven trở nên lộn xộn. Bây giờ nếu muốn cải thiện đã khó, và nếu để tình trạng này kéo dài thì lại càng khó sửa chữa hơn một khi chúng ta muốn. Có lẽ cả ba bên – nhà kinh doanh, người dân, Nhà nước “gặp nhau” về quyền lợi nên việc phân mảnh, chia lô bán nền được đẩy mạnh hơn.

Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện tại, chúng ta cũng không đòi hỏi gì được nhiều hơn nhưng có lẽ đây là vấn đề cũng nên đặt ra, nghĩ đến để tìm một giải pháp nào đó tốt hơn bây giờ.

Đi gặp vài công trình “chung cư” nhỏ theo kiểu nói trên, tôi thấy có một điều rất hay, xin được mô tả điều này như sau: trên một con hẻm ở đường Trần Phú, nhà đầu tư bất động sản (có thể gọi là địa ốc cũng được vì họ xây căn hộ hoàn thiện mới mở bán) mua một miếng đất khá rộng. Họ chia ra 5-6 căn hộ với diện tích ước chừng 50-60m2, họ thiết kế rồi xây dựng các căn hộ liền kề hai tầng. Tuy diện tích nhỏ nhưng nhờ thiết kế khéo léo nên vẫn đảm bảo công năng sử dụng cho một gia đình thoải mái, vừa có kiến trúc đẹp. Nhìn vào thấy không gian kiến trúc được cải thiện đáng kể. Ví dụ này phải chăng là một gợi ý cho phát triển các khu dân cư ở vùng ven. Nhà đầu tư địa ốc khi thực hiện dự án đi từ đất đến nhà và mở bán có nhiều cái lợi: vì chính họ tổ chức thi công nên có giá thành rẻ hơn (mua vật liệu nhiều nên được chiết khấu; nhà thầu thi công với khối lượng nhiều nên có giá cạnh tranh, kiến trúc bên ngoài tương đối đồng bộ…). Vấn đề là chính sách tác động cho phát triển nhà ở kiểu này phát triển hay là chúng ta khuyến khích chia lô bán nền!?

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Return to top