ClockThứ Ba, 02/10/2018 06:45

Chống sạt lở tại Hương Thọ: Gấp rút trước mùa mưa bão

TTH - Theo Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (TX. Hương Trà, tổng chiều dài các điểm sạt lở trên địa bàn xã khoảng 2,4km, có nơi sạt lở ăn sâu vào 40m. Hiện, 4 điểm trọng yếu thi công chống sạt lở với chiều dài khoảng 660m, tổng kinh phí thực hiện trên 24,5 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ.

Bờ sông tiếp tục sạt lở

Thi công công trình kè chống sạt lở thôn Định Môn

Phấn đấu hoàn thành trước mùa lũ

Tranh thủ điều kiện thời tiết nắng ráo, các đơn vị thi công các công trình khắc phục sạt lở bờ sông Hương đoạn qua địa phận thôn Định Môn và thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ - những khu vực có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng sau đợt lũ tháng 11/2017 đang huy động tối đa nhân lực, vật lực, máy móc để thi công, đẩy nhanh tiến độ công trình.

Tại thôn La Khê Trẹm, điểm sạt lở bờ sông nằm ngay trước mặt Trường tiểu học Hương Thọ 1 đã hoàn thành xong phần âm, đang gia cố phần mái, đổ giằng lát đá với khối lượng công trình thi công đạt khoảng 70%. Cách đó gần 2km, công nhân đang khẩn trương thi công khắc phục điểm sạt lở trên bờ nam nhánh Hữu Trạch – sông Hương (công trình khởi công từ tháng 6/2018 ) và hiện đã hoàn thành 60% khối lượng công việc. Hai công trình có tổng mức đầu tư trên 7,8 tỷ đồng, do Ban Đầu tư thị xã làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Chí Cảm, Giám đốc Công ty TNHH Tân Bảo Thành, đơn vị thi công cho biết, đây là hai công trình mà hàng trăm người dân địa phương, nhất là phụ huynh và học sinh Trường tiểu học Hương Thọ 1 đang mong đợi, nên chúng tôi đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Thị xã cũng yêu cầu đơn vị thi công hoàn thành trong vòng 1 tháng nữa. Nếu thời tiết thuận lợi thì việc triển khai thi công các hạng mục cuối cùng của công trình sẽ đảm bảo tiến độ và chất lượng, phấn đấu đưa công trình vào sử dụng trước mùa mưa bão 2018.

Cách trung tâm xã Hương Thọ hơn 5km, tại 2 điểm sạt lở bờ sông Hương thuộc thôn Định Môn, trên đường, dưới bờ sông xe múc, xe chở vật liệu cũng đang hối hả làm việc. Ông Dương Văn Diện, Đội trưởng Đội Xây lắp 6 – đơn vị thi công công trình cho hay: Dù bàn giao mặt bằng chậm (tháng 8/2018) nhưng đến nay, đơn vị đã thả hơn 2.000/2.400 khối đá (phần âm) công trình. Phần mép ngoài, do sử dụng đò để thả đá nên hơi chậm. Trước mắt, chúng tôi chỉ cố gắng phấn đấu làm xong phần âm trước mùa mưa lũ. Phần bạt ta luy và xây đúc phía trên khi nào xong phần âm mới thực hiện.

Còn nhiều điểm sạt lở  

Trước đó, điểm sạt lở ở La Khê Trẹm (cách cầu Hữu Trạch khoảng 200m, ăn vào mép đường WB2) đã được xử lý khẩn cấp với kinh phí trên 800 triệu đồng. Lý giải về việc bàn giao mặt bằng chậm, Chủ tịch UBND xã Hương Thọ Nguyễn Văn Quý cho hay: “Sau khi có chủ trương xây dựng kè chống sạt lở, xã đã họp vận động và điều đáng mừng là các hộ dân tại thôn La Khê Trẹm đều đồng tình hiến đất không đền bù. Riêng 2 điểm ở thôn Định Môn đúng là hơi chậm do số hộ ảnh hưởng nhiều (34 hộ). Xã mới đền bù xong cây cối hoa màu trên đất và đang kiểm kê giải phóng mặt bằng, thẩm định giá đất để đền bù”.

Theo Chủ tịch UBND xã Hương Thọ, tổng chiều dài các điểm sạt lở trên địa bàn khoảng 2,4km, có nơi sạt lở ăn sâu vào 40m. Tuy nhiên, mới chỉ có 4 điểm trọng yếu đang thi công với chiều dài khoảng 660m, tổng kinh phí thực hiện trên 24,5 tỷ đồng. Tại các điểm này, thị xã, chủ đầu tư cũng đã yêu cầu các nhà thầu và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng phương án phòng chống thiên tai, theo dõi kịp thời các diễn biến thời tiết để có phương án ứng phó phù hợp.

Hiện, Hương Thọ vẫn còn một số điểm sạt lở nguy hiểm chưa có kinh phí thực hiện, như sạt lở trước khu vực lăng Minh Mạng (thuộc thôn Liên Bằng) và ở thôn La Khê Trẹm, với tổng chiều dài khoảng 1km. Hai điểm sạt lở này ảnh hưởng đến đời sống của gần 40 hộ dân và di tích lăng Minh Mạng (riêng điểm sạt lở thôn La Khê Trẹm trước đây có kè bằng cọc tre, đá hộc đơn giản từ năm 2007, nay đã hư hỏng).

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão

Thừa Thiên Huế bắt đầu bước vào mùa mưa bão. Đây là thời điểm mà vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đường thủy (ATGTĐT) nội địa luôn được ngành chức năng đặt ra. Lực lượng CSGT đường thủy, thanh tra giao thông đã và đang triển khai các phương án nhằm đảm bảo ATGTĐT, tài sản, tính mạng của người dân trước mùa mưa bão.

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão
Giảm nỗi lo trong mùa mưa bão

Sau hai năm đi vào cuộc sống, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã có những tác động tích cực đến người dân, giúp 197 hộ gia đình tại huyện Nam Đông xây dựng mới, sửa chữa nhà để ở, giảm bớt nỗi lo về nơi ở khi mùa mưa bão đến.

Giảm nỗi lo trong mùa mưa bão
Sẵn sàng ứng phó mùa mưa bão

“Chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” là phương châm của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)…

Sẵn sàng ứng phó mùa mưa bão
Đảm bảo an toàn thi công mùa mưa bão

Các chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu đang thi công công trình vùng ven biển, đầm phá cần có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và vật tư trong thời điểm ảnh hưởng của bão số 3.

Đảm bảo an toàn thi công mùa mưa bão

TIN MỚI

Return to top