ClockThứ Năm, 26/09/2024 11:16

Giảm nỗi lo trong mùa mưa bão

TTH - Sau hai năm đi vào cuộc sống, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã có những tác động tích cực đến người dân, giúp 197 hộ gia đình tại huyện Nam Đông xây dựng mới, sửa chữa nhà để ở, giảm bớt nỗi lo về nơi ở khi mùa mưa bão đến.

Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lũLực lượng vũ trang Quảng Điền chủ động phòng, chống thiên tai

 Gia đình bà Trần Thị Rời vui mừng khi được hỗ trợ xây dựng căn nhà mới kiên cố trước mùa mưa bão

Ghé thăm ngôi nhà mới được xây dựng của gia đình bà Trần Thị Rời, xã Hương Hữu, xã đặc biệt khó khăn tại huyện Nam Đông. Bà Rời cho biết, gia đình trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã. May mắn là hộ gia đình được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ từ Nghị định số 28 là 60 triệu đồng, bà Rời mạnh dạn vay thêm Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH huyện Nam Đông 40 triệu đồng, cùng với số tiền hỗ trợ từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm và người thân, bà Trần Thị Rời đã xây dựng được căn nhà mới  khang trang với số tiền gần 200 triệu đồng. Điều mà trước đây nếu có mơ bà cũng không bao giờ nghĩ tới.

“Sau khi có căn nhà vững chãi, gia đình tôi tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế để có cuộc sống no ấm hơn. Từ nay chúng tôi không phải lo lắng mỗi khi mưa bão tới”, bà Rời xúc động.

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Nghị định số 28 có quy định về cho hộ nghèo vay để trang trải chi phí xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Đối tượng áp dụng là hộ nghèo DTTS, hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Sau 2 năm triển khai, trên địa bàn huyện Nam Đông có 197 hộ thuộc 6 xã vùng đồng bào DTTS được vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28, với số tiền giải ngân hơn 8,6 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn vay theo Nghị định số 28, các hộ nghèo trên địa bàn huyện xây dựng được nhà cửa khang trang, kiên cố yên tâm để ở mỗi khi mùa mưa bão sắp đến, giảm bớt gánh nặng về nơi trú ẩn mỗi khi mùa mưa bão về. Từ đó tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo. Các hộ sau khi vay vốn đã thực hiện trả lãi hằng tháng cho ngân hàng và tích cóp một phần gửi tiết kiệm qua tổ vay vốn để giảm gánh nặng trả gốc khi đến hạn.

Tại xã Hương Hữu, là xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Nam Đông, thông qua NHCSXH huyện Nam Đông, đã có 87 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng hoặc sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 28.

Theo ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ngay khi Nghị định số 28 được ban hành, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, rà soát đối tượng trình UBND huyện xem xét phê duyệt. Trong 2 năm 2022 và 2023, UBND huyện đã thực hiện phê duyệt cho 212 hộ nghèo người đồng bào DTTS được thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi từ Nghị định số 28. Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định số 28 của Chính phủ là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn.

“Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi này, ước mơ có ngôi nhà mới khang trang, kiên cố của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã trở thành hiện thực. Đó chính là động lực giúp bà con an cư lạc nghiệp để tập trung lao động sản xuất, từng bước giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian đến”, ông Hồ cho hay.

Bài, ảnh: Diệp Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão

Thừa Thiên Huế bắt đầu bước vào mùa mưa bão. Đây là thời điểm mà vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đường thủy (ATGTĐT) nội địa luôn được ngành chức năng đặt ra. Lực lượng CSGT đường thủy, thanh tra giao thông đã và đang triển khai các phương án nhằm đảm bảo ATGTĐT, tài sản, tính mạng của người dân trước mùa mưa bão.

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão
Sẵn sàng ứng phó mùa mưa bão

“Chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” là phương châm của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)…

Sẵn sàng ứng phó mùa mưa bão
Đảm bảo an toàn thi công mùa mưa bão

Các chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu đang thi công công trình vùng ven biển, đầm phá cần có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và vật tư trong thời điểm ảnh hưởng của bão số 3.

Đảm bảo an toàn thi công mùa mưa bão
Di tích và mối nguy đối mặt với mùa mưa bão

Sở hữu rất nhiều di tích như Huế được xem lợi thế phát huy giá trị văn hóa lịch sử. Thế nhưng, để bảo vệ những di tích này là chuyện không hề đơn giản, trong đó có việc đối mặt với thách thức do thời tiết khắt nghiệt, thiên tai bất thường vào cuối năm.

Di tích và mối nguy đối mặt với mùa mưa bão
Return to top