ClockThứ Tư, 23/10/2019 13:43
20 năm đại hồng thủy 1999

Dấu ấn công trình “chống lũ”

TTH - Sau “đại hồng thủy” 1999, nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện đa mục tiêu trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng, vừa phục vụ sản xuất, kinh doanh, vừa ngăn lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ cho vùng hạ du.

Ký ức "dòng sông chết"

Hồ Bình Điền điều tiết nước về hạ du

Giảm lũ, chủ động ứng phó

Hai mươi năm đã trôi qua, nhưng chị Bùi Thị Trang ở xã Quảng Phước (Quảng Điền) vẫn còn nhớ như in cái đêm kinh hoàng của trận “đại hồng thủy”. Nước lũ từ sông Sịa bất ngờ lên nhanh, tràn vào khu dân cư, ngập đến nóc nhà.

Chị Trang bế con nhỏ vừa sinh được hai ngày cùng với hơn 62 người dân đến trú ẩn tại trụ sở UBND xã Quảng Phước. Nước chảy xiết, độ xoáy mạnh khiến trụ sở đổ nghiêng, rất may tất cả được cứu an toàn trước khi ngôi nhà đổ sập.

Mẹ con chị Trang và nhiều hộ dân may mắn sống sót, trong khi ở nhiều nơi, nhiều người bị lũ cuốn trôi, thiệt mạng.

Sau trận lũ lịch sử, hằng năm lũ lụt vẫn xảy ra, dù không gây thiệt hại lớn về người nhưng hậu quả để lại rất nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp, các công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi. Các công trình thủy điện, thủy lợi được xây dựng mở ra cơ hội cho các địa phương, vùng hạ du chủ động hơn trong ứng phó lũ, hạn chế thiệt hại.

Từ khi hồ Tả Trạch và các công trình thủy điện Hương Điền, Bình Điền tích nước, tình trạng ngập lũ không còn sâu và không ảnh hưởng nặng nề như trước. Trước khi các công trình xả lũ đều thông báo với người dân, chủ động triển khai sơ tán người, tài sản.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Hồ Vang đánh giá, trước đây,  vào mùa khô hạn, nguồn nước vùng hạ du khô kiệt, những đồng ruộng cao thường thiếu nước tưới. Nhiều vụ lúa, hoa màu bị mất năng suất, thiệt hại lớn. Từ khi có các hồ chứa Tả Trạch, thủy điện Hương Điền, Bình Điền cơ bản cung cấp nguồn nước tưới đầy đủ khi đồng ruộng khô hạn, thiếu nước (trừ vụ hè thu năm 2019 bị thiếu nước do nắng hạn kéo dài đến 6-7 tháng).

Có đầy đủ nguồn nước, các địa phương, nông dân chủ động, thuận lợi hơn trong việc thực hiện các mô hình cánh đồng mẫu, cánh đồng lớn. Khi hạ du thiếu nước, các công trình xả nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, cứu cá lồng nuôi trên sông…

Nhân viên kỹ thuật hồ Tả Trạch vận hành thiết bị

Đa mục tiêu

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và ứng phó thiên tai, lũ lụt, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, thủy lợi lớn được thúc đẩy. Các công trình đều có quy mô lớn, đa mục tiêu, không chỉ phục vụ sản xuất, kinh doanh mà còn ngăn lũ, giảm lũ cho vùng hạ du.

Theo đó, Nhà máy thủy điện Bình Điền tổ chức phát điện hòa lưới Quốc gia từ tháng 5/2009. Tổng công suất nhà máy 44 MW, điện năng bình quân năm đạt 181 triệu Kw/h, góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải khu vực và được đưa vào tổng sơ đồ VI trong danh mục phát triển nguồn điện khu vực miền Trung.

Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền, ông Nguyễn Quang Hải thông tin, từ khi thủy điện Bình Điền hoàn thành, đưa vào tích nước với dung tích 423 triệu m3 đã góp phần giảm lũ chính vụ khu vực TP. Huế. Với lưu lượng đảm bảo xả xuống hạ lưu 20,5m3/s, thủy điện Bình Điền đã giải quyết một phần thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, tưới và đẩy mặn trong mùa khô cho TP. Huế và các vùng hạ du sông Hương.

Thuỷ điện Hương Điền được xây dựng trên lưu vực sông Bồ thuộc địa phận phường Hương Vân (TX. Hương Trà) và xã Phong Sơn (Phong Điền). Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất điện năng cho lưới điện quốc gia, phục vụ kinh tế, xã hội với công suất lắp máy 81 MW; điện lượng trung bình năm 305,4 triệu Kw/h. Công trình đi vào tích nước đã giảm lũ và đẩy mặn hạ du.

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền cho biết, từ khi đưa vào vận hành, công ty luôn đáp ứng các yêu cầu, quy định của tỉnh trong việc tích nước cắt lũ, giảm lũ, điều tiết về hạ du đảm bảo an toàn cho dân và công trình. Những lúc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thiếu nước, nhà máy đều vận hành điều tiết về hạ du theo quy định.

Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 5, ông Ngô Thông tự hào, hồ chứa nước Tả Trạch hoàn thành đi vào vận hành, hoạt động là một “kỳ tích” đối với tỉnh. Công trình từ khi đưa vào vận hành đã phát huy tác dụng, giảm ngập lũ hơn một mét cho sông Hương và vùng hạ du.

Với dung tích khoảng 650 triệu m3, hồ Tả Trạch tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782 ha đất canh tác/năm; bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương đảm bảo đẩy mặn, cải thiện môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; phục vụ nuôi trồng thủy sản; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, phát điện khi cần thiết.

Hiện nay, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi; trong đó 1 hồ chứa có dung tích trên 100 triệu m3, 2 hồ có dung tích từ 10-100 triệu m3, 5 hồ có dung tích từ 3-10 triệu m3 và 48 hồ dung tích nhỏ. Trên địa bàn có 6 hồ thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3, 7 hồ thủy điện đang thi công. Trong đó, các công trình lớn như Tả Trạch và thủy điện Hương Điền, Bình Điền… có khả năng cắt lũ, giảm lũ và phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn, xử lý môi trường, cấp nước sinh hoạt.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những công trình “băng sông, vượt biển”

Nhiều công trình, dự án trọng điểm về giao thông được đầu tư không chỉ giúp giao thương thuận lợi, mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những công trình “băng sông, vượt biển”
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

25 năm qua, hàng triệu thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thừa Thiên Huế nói riêng đã cùng nhau chung sức, chung lòng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ, đó là Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè.

Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

TIN MỚI

Return to top