ClockThứ Sáu, 16/07/2021 08:12

Dịch COVID -19 tiếp diễn phức tạp, kịch bản nào cho thị trường bất động sản?

Theo các chuyên gia BĐS, kịch bản thị trường khởi sắc hay ảm đạm trong những tháng cuối năm phụ thuộc chủ yếu vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và các địa phương.

Lành mạnh hóa thị trường bất động sảnSốt đấtKĐT mới An Vân Dương: ‘bệ phóng’ cho Thừa Thiên Huế ‘chuyển mình’Ngăn chặn thổi giá và bong bóng bất động sản trên địa bànThị trường bất động sản bắt đầu “ấm” trở lạiPhát triển bất động sản hài hòa với bảo tồn di sảnGắn kết bất động sản với phát triển kinh tế

Nhu cầu tìm mua BĐS vẫn tăng

Thị trường BĐS vẫn ghi nhận giá trị tăng trưởng trong bối cảnh dịch COVID-19.

Theo nghiên cứu thị trường BĐS từ đầu năm đến nay của trang Batdongsan.com.vn công bố trực tuyến, thị trường BĐS trong 2 quý qua vẫn duy trì nhiều điểm sáng tích cực, khi mức độ quan tâm và nhu cầu giao dịch tăng qua từng tháng.

So với quý I/2021, số lượng người tìm mua và thuê BĐS tại các địa phương tăng hơn 54% trong quý II, lượng khách hàng đăng tin rao bán nhà đất cũng tăng hơn 3%. Mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất trên toàn trang tăng 8% so với quý I/2021 và 13% so với cùng kỳ 2020. Lượng tin đăng rao bán BĐS cũng tăng 23% so với quý I và 4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng ngưởi tìm mua và thuê bất động sản trong quý 2/2021 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2020.

Batdongsan.com.vn cũng chỉ ra, ở những địa phương có số ca nhiễm COVID-19 thấp, lượng quan tâm tìm mua BĐS vẫn tăng khá ổn định. Đơn cử, như tại Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa... ghi nhận mức độ quan tâm BĐS tăng từ 28-42%. Còn tại 2 tâm dịch Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhu cầu tìm kiếm BĐS chỉ tăng nhẹ từ 5-12% so với quý I.

Trao đổi vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và nhu cầu với thị trường BĐS nói riêng trong quý II vẫn khả quan. Xét trên tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân của Việt Nam đạt 6,61%, trong đó kinh doanh BĐS tăng trưởng 4% so với cùng kỳ. Chỉ số tiêu dùng đạt 1,47% trong khi giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đều cho thấy xu hướng tăng 28% và 36%.

“Việt Nam hiện là một trong số ít các nước Đông Nam Á vẫn duy trì tốc độ tăng giá BĐS ổn định trong tình hình dịch bệnh. Trong khi các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia... đều ghi nhận tốc độ tăng giá BĐS giảm từ 2-7% so với cùng kỳ năm 2020. Thực tế này cho thấy, các nhà đầu tư trong nước vẫn đặt niềm tin và tham gia vào thị trường BĐS nhiều hơn và xem đây như một kênh trú ẩn an toàn hiện nay”, ông Nguyễn Quốc Anh cho hay.

Còn theo các chuyên gia BĐS, nhu cầu giao dịch BĐS vẫn duy trì tăng trưởng ổn định trong những tháng tới, khi chiến dịch tiêm chủng vaccine được đẩy nhanh. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tiêm chủng cộng đồng, số lượng người được tiêm vaccine có thể sẽ tăng nhanh trong quý III/2021, khi 8 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam trong tháng 7. Vì vậy, tâm lý của nhà đầu tư đang ngày càng ổn định và dần thích nghi với tình hình chung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BĐS cũng tích cực hơn trong việc tìm những hướng đi mới, linh động ứng dụng công nghệ vào bán hàng và chuyển dịch nhịp nhàng từ hoạt động offline sang hình thức tiếp cận khách hàng online.

Thị trường đứng trước những kịch bản nào?

Phân khúc chung cư trung cấp sẽ vẫn duy trì nhu cầu tìm kiếm cao.

Qua tìm hiểu, thị trường BĐS trong quý III/2021 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khả năng cao là quý IV, thị trường sẽ phục hồi, nếu kế hoạch tiêm chủng vaccine thành công như dự kiến.

Ông Nguyễn Quốc Anh nhận định, xét về các phân khúc BĐS sẽ chiếm ưu thế trong giao dịch ở các tháng cuối năm, những khu vực được kiểm soát COVID-19 sẽ tiếp tục chứng kiến sự phục hồi nhanh. Căn hộ chung cư và nhà riêng lẻ vẫn là hai phân khúc BĐS có nhu cầu tìm kiếm cao nhất thị trường, nhất là loại hình chung cư trung cấp, bình dân, hướng đến phục vụ nhu cầu mua ở thực. Phân khúc nhà mặt phố cho thuê sẽ phải đối mặt với sự phục hồi chậm, trong khi BĐS nghỉ dưỡng sẽ phải mất thêm một vài tháng "trầm lắng" nữa để phục hồi.

Còn theo CEO các tập đoàn BĐS lớn, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục kéo dài, khó xác định thời điểm nào kết thúc, thị trường BĐS phải "hy sinh" tiếp quý III/2021 để truy vết dịch trong cộng đồng và triển khai tiêm vaccine cho người dân. Vì vậy, có 2 kịch bản thị trường có khả năng xảy ra trong những tháng cuối năm.

Thị trường phục hồi một phần vào giữa quý III và khởi sắc trở lại trong quý IV, khi tối thiểu 50% người dân được tiêm phòng vaccine và các công ty BĐS 100% tiêm vaccine được cho nhân viên. Với kịch bản này, thị trường có khả năng tăng trưởng ít nhất 25-30% so với 2 quý đầu năm.

Kịch bản xấu hơn là thị trường mất thêm quý III để dập dịch, vaccine không đủ tiêm cho người dân (mức 30%) và các công ty BĐS chỉ có khoảng 50% số lượng nhân viên được tiêm. Với kịch bản này, thị trường tăng trưởng không cao, chỉ đạt mức 20% so với 2 quý đầu năm và cần "trợ lực" từ Chính phủ.

Nhận định về diễn biến thị trường cuối năm, đại diện Savills Việt Nam (Tập đoàn cung cấp các dịch vụ BĐS hàng đầu trên thế giới) cho hay, thị trường sẽ không có nhiều chuyển biến mang tính đột phá, vì kinh tế Việt Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập hạn chế của đại đa số người dân trong thời điểm này khiến tình hình thị trường không có nhiều biến động. Phần lớn giao dịch trong thời gian này chủ yếu là các nhà đầu tư dài hạn, những người có tiền tích trữ trong ngân hàng hoặc nhiều nguồn khác để đầu tư, đây sẽ là nhóm khách hàng được hưởng lợi từ xu hướng giá BĐS liên tục tăng.

"Mỗi nhà đầu tư có nhu cầu khác nhau, kỳ vọng khác nhau, điều kiện tài chính khác nhau, nhưng hiện nay đang là thời điểm tốt để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý, năng lực tài chính, cân đối quản trị rủi ro trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, vẫn là những yếu tố cần được cân nhắc khi quyết định đầu tư", đại diện Savills Việt Nam khuyến cáo.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top